Trắc nghiệm ôn tập Công dân 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cần làm gì để tự nhận thức bản thân hiểu quả?
- A. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản
- B. lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản
- C. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân
D. nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản thân
Câu 2: Người tự nhận thức bản thân sẽ không có biểu hiện?
- A. luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân.
- B. chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định.
- C. hành động chắc chắn, không hoang mang, dao động.
D. luôn tự ti, mặc cảm về năng lực của bản thân
Câu 3: Cách cư xử nào dưới đây có ở người tự có nhận thức bản thân?
A. Sẽ luôn biết giúp đỡ người khác.
- B. Luôn đề cao giá trị của bản thân.
- C. Luôn làm thay người khác.
- D. Làm người khác bị nhỏ bé
Câu 4: Để rèn luyện tinh thần tự nhận thức bản thân trong học tập chúng ta cần?
- A. Rụt rè, không phát biểu ý kiến.
- B. Không tham gia các hoạt động đoàn, đội.
- C. Có kế hoạch học tập và rèn luyện bất hợp lý.
D. Tự giác làm việc, không đợi người khác nhắc nhở.
Câu 5: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Tự nhận thức về bản thân.
- B. Tư duy thông minh.
- C. Có kĩ năng sống tốt.
- D. Sống tự trọng.
Câu 6: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta
A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
- B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
- C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
- D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân
Câu 7: : Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể
A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
- B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
- C. nhìn nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
- D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
- A. P thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
- B. H luôn hỏi cô giáo và các bạn về bài học mình băn khoăn, chưa hiểu.
- C. A rất thích hát nên đã nhờ mẹ đăng kí tham gia lớp học thanh nhạc.
D. G luôn cảm thấy tự ti với các bạn vì ngoại hình không nổi bật của mình..
Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
- A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình.
- B. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
- C. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
D. Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
Câu 10: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?
- A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.
- B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.
C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.
- D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.
Câu 11: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
- A. B thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
- B. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
- C. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
D. T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
- A. Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
- C. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.
D. Giàu lòng nhân ái, giàu lòng yêu thương người khác.
Câu 13: Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó ……………..
A. Hoàn thiện bản thân
- B. Che giấu đi khuyết điểm của mình
- C. Chọn lựa điểm tốt để thể hiện
- D. Phát huy điểm yếu
Câu 14: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân ……………………
- A. Ngày một văn minh tiến bộ
- B. Ngày một khôn lớn hơn
C. Ngày một phát triển tốt hơn
- D. Có cuộc sống tốt đẹp
Câu 15: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tự hoàn thiện bản thân?
- A. Cần có sự giúp đỡ của người thân.
- B. Việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
C. Việc riêng của mỗi cá nhân nên không can thiệp.
- D. Việc nhận thức đúng bản thân không dễ dàng.
Câu 16: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của sống tích cực, tự giác, tự nhận thức bản thân?
A. Giúp bản thân làm được mọi điều
- B. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
- C. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết
- D. Mở mang tầm hiểu biết
Câu 17: Đâu không là ý nghĩa của người sống tự nhận thức bản thân?
A. Giúp bản thân làm được mọi điều.
- B. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
- C. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết.
- D. Mở mang tầm hiểu biết
Câu 18: Hoàn thiện câu sau. Tự nhận thức bản thân là:
- A. biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
B. khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
- C. khả năng, năng khiếu hiểu rõ chính xác bản thân.
- D. biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm suy của mình.
Câu 19: Việc tự nhận thức bản thân không đem lại ý nghĩa nào dưới đây?
- A. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
- B. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân
C. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội.
- D. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?
- A. Em thích học môn Văn nhất.
- B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.
- C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.
D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.
Câu 21: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên
- A. tự cao, tự đại.
B. tự ti và mặc cảm.
- C. thẹn thùng, e lệ.
- D. khiêm tốn, nhường nhịn
Câu 22: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua
A. rèn luyện.
- B. học tập.
- C. thực hành.
- D. lao động.
Câu 23: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?
- A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình.
- B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
- C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
Câu 24: H là một học sinh tiêu biểu của lớp. Thầy cô và các bạn yêu quí H vì bạn học giỏi, thân thiện và khiêm tốn. Mỗi ngày, H dành thời gian để ghi nhật kí. H cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè về bản thân, về cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân. Bên cạnh đó, H còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân. Việc làm này thể hiện H là người luôn
- A. tự cao tự đại.
- B. tự tin với bản thân.
C. tự nhận thức bản thân.
- D. muốn lấy lòng người khác
Câu 25: : Ngay từ nhỏ ông B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày do ông chịu khó tập luyện và cuối cùng đã trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới. Việc ông B thấy được điểm yếu của mình để rèn luyện là thể hiện
- A. mặc cảm bản thân.
- B. sự tự phê bình mình.
C. tự nhận thức bản thân.
- D. sự thay đổi tính cách.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận