Tắt QC

Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

  • A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ. 
  • B. Sản xuất hàng gia dụng.
  • C. Mở dịch vụ vận tải
  • D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 2: Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?

  • A. Sản xuất
  • B. Dịch vụ.
  • C. Trao đổi hàng hoá
  • D. Từ thiện.

Câu 3: Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm

  • A. làm từ thiện
  • B. giải trí.
  • C. sở hữu tài sản
  • D. thu lợi nhuận.

Câu 4: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?

  • A. Tiền.
  • B. Sản vật.
  • C. Sản phẩm.
  • D. Thuế.

Câu 5: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn

  • A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
  • B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
  • C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
  • D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

Câu 6: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?

  • A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
  • B. Quyền tự do kinh doanh.
  • C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
  • D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 7: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón?

  • A. Thuốc lá điếu.
  • B. Xăng.
  • C. Nước sạch.
  • D. Phân bón.

Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?

  • A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
  • B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh,
  • C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
  • D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

Câu 9: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?

  • A. 5%.
  • B. 7%.
  • C. 9%.
  • D. Không mất thuế.

Câu 10: Thuế là một phân trong thu nhập mả công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để

  • A. chỉ vào việc riêng của cá nhân.
  • B. chỉ tiêu cho những công việc chung.
  • C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
  • D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.

Câu 11: Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

  • A. Đủ 16 tuổi trở lên
  • B. Đủ 18 tuổi trở lên.
  • C. Đủ 20 tuổi trở lên
  • D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 12: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

  • A. 21/5/1990   
  • B. 21/4/1991   
  • C. 21/5/1994.   
  • D. 21/5/1993.

Câu 13: Độ tuôi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

  • A. Đủ 16 tuổi trở lên
  • B. Đủ 18 tuổi trở lên.
  • C. Đủ 20 tuổi trở lên
  • D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 14: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

  • A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
  • B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
  • C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
  • D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 15: Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  • A. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.
  • B. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tô chức xã hội.
  • C. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
  • D. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội

Câu 16: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

  • A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.
  • B. Tình trạng pháp lý.
  • C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
  • D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 17: Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  • A. Bầu cử đại biểu Quốc hội.
  • B. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân.
  • C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước.
  • D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng câu ý dân.

Câu 18: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử

  • A. Người đang bị quản thúc.
  • B. Người đang bị tạm giam.
  • C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.
  • D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 19: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

  • A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.
  • B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.
  • C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội.
  • D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 20: Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. Hội đồng nhân dân.
  • B. Quốc hội.
  • C. Toà án nhân dân tối cao
  • D. Chính phủ.

Câu 21: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của

  • A. toàn dân
  • B. Cán bộ nhà nước.
  • C. lực lượng vũ trang nhân dân
  • D. quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 22: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi?

  • A. 22 tuổi.
  • B. 24 tuổi.
  • C. 25 tuổi.
  • D. 27 tuổi.

Câu 23: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng là quyền cao quý của

  • A. các cơ quan quản lí nhà nước.
  • B. mỗi công dân và người dân Việt Nam.
  • C. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra
  • D. lực lượng quốc phòng an ninh.

Câu 24: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. bảo vệ Tổ quốc.
  • B. bảo vệ hoà bình.
  • C. bảo vệ lợi ích quốc gia.
  • D. bảo vệ nên độc lập.

Câu 25: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?

  • A. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
  • B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
  • C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
  • D. Du lịch khám phá nền văn hoá củanước khác

Câu 26: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Xây dựng Tổ quốc.
  • B. Phá hoại Tổ quốc.
  • C. Ngoại giao với các nước khác.
  • D. Trang bị vũ khí hiện đại.

Câu 27: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây đề góp phần bảo vệ Tổ quôc?

  • A. Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách.
  • C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh.
  • D. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân.

Câu 28: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, đối tượng được gọi nhập ngũ ở nước ta là công dân từ đủ

  • A. 17 tuổi đến hết 25 tuổi
  • B. 17 tuổi đến hết 27 tuổi.
  • C. 18 tuổi đến hết 25 tuổi
  • D. 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Câu 29: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

  • A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
  • B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.
  • D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

Câu 30: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

  • A. Phạt tiền.
  • B. Cảnh cáo.
  • C. Kỉ luật.
  • D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 31: Người sống có đạo đức có biểu hiện nào dưới đây?

  • A. Chỉ giúp đỡ những người thân thiết với mình.
  • B. Sống có tình nghĩa, thương yêu giúp đỡ mọi người.
  • C. Không làm hại cũng không giúp đỡ ai để tránh phiền phức.
  • D. Không nhận sự giúp đỡ của người khác và cũng không bao giờ giúp đỡ ai.

Câu 32: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp

  • A. giáo dục, thuyết phục, răn đe
  • B. giáo dục, nhắc nhở, răn đe.
  • C. giáo dục, nhắc nhở, lên án
  • D. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chẽ.

Câu 33: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?

  • A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.
  • B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.
  • C. Được mọi người yêu quý, kính trọng
  • D. Cả A, B, C.

Câu 34: Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đên mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động đề thực hiện mục tiêu là người

  • A. sống thiếu đạo đức
  • B. sống có đạo đức.
  • C. tuân theo pháp luật
  • D. vi phạm pháp luật.

Câu 35: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc?

  • A. Cổ gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình.
  • B. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn.
  • C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ.
  • D. Có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 36: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

  • A. Tuân theo pháp luật.
  • B. Sống có đạo đức.
  • C. Sống có văn hóa.
  • D. Sống có trách nhiệm.

Câu 37: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?

  • A. Vi phạm pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Thực hiện pháp luật.
  • D. Sử dụng pháp luật.

Câu 38: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức?

  • A. Nói tục, chửi bậy
  • B. Vứt rác đúng nơi quy định
  • C. Nhường nhịn các em nhỏ
  • D. Lễ phép với ông bà, cha mẹ

Câu 39: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là?

  • A. Sống có đạo đức.
  • B. Sống có kỉ luật.
  • C. Sống có trách nhiệm.
  • D. Sống có văn hóa.

Câu 40: Việc tuân theo các giá trị đạo đức dựa trên cơ sở nào dưới đây?

  • A. Nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục.
  • B. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  • C. Giáo dục, răn đe, cưỡng chế.
  • D. Tự giác thực hiện, dư luận xã hội lên án, lương tâm cắn rứt.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác