Tóm tắt lý thuyết và bài tập phần Sinh học tế bào

Cung cấp kiến thức khái quát về cấu tạo và các hoạt động của tế bào. Từ đó, đưa ra 1 số bài tập củng cố. Khuyến khích các bạn tự nghiên cứu trước khi tham khảo hướng dẫn giải.

I. Lý thuyết

Bảng 1: Chức năng của các bộ phận ở tế bào

Các bộ phận

Chức năng

Thành tế bào

Bảo vệ tế bào

Màng tế bào

Trao đổi chất giữa trong và ngoài tế bào

Chất tế bào

Thực hiện các hoạt động sống của tế bào

Ti thể

Thực hiện chuyển hóa năng lượng của tế bào

Lục lạp

Tổng hợp chất hữu cơ (quang hợp)

Riboxom

Tổng hợp protein

Không bào

Chứa dịch tế bào

Nhân

Chứa vật chất di truyền (ADN, NST) điều khiển moi hoạt động sống của tế bào

 

Bảng 2: Các hoạt động sống của tế bào

Các quá trình

Vai trò

Quang hợp

Tổng hợp chất hữu cơ nhờ ánh sáng mặt trời.

Hô hấp

Phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

Tổng hợp protein

Tạo protein tham gia cấu trúc tế bào.

 

Bảng 3: Những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân 

Nguyên phân

Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục giai đoạn chín.

- 1 lần phân bào gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- 2 lần phân bào: giảm phân I và giảm phân II. Mỗi lần phân bào gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- Kì đầu: 2n NST kép co ngắn, đóng xoắn và đính vào thoi phân bào

- Kì đầu I: 2n NST kép co ngắn, đóng xoắn

- NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi đoạn.

- Kì giữa: NST co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Kì giữa I: Từng cặp NST kép tương đồng co ngắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

- Kì sau: Từng cromatit của NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.

- Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.

- Kì cuối: Các NST nằm trong nhân với số lượng 2n NST đơn giống tế bào mẹ.

- Kì cuối I: Mỗi tế bào chứa n NST kép và bằng 1 nửa bộ NST ở tế bào mẹ.

- Kết quả: Qua quá trình nguyên phân, từ 1 tế bào mang bộ NST lưỡng bộ (2n) tạo ra 2 tế bào giống nhau và giống mẹ (2n).

- Kết quả: qua quá trình giảm phân, từ 1 tế bào mang bộ 2n NST tạo ra 4 tế bào mang bộ NST đơn bội (n NST).

 

II. Bài tập

Bài 1: Bộ phận nào chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? Hãy cho biết chức năng của bộ phận đó.

Bài 2: Chứng minh rằng: “Thực vật là sinh vật sống tự dưỡng”.

Bài 3: Tính số tế bào tạo ra trong các trường hợp sau:

a, 1 tế bào tham gia 1 lần nguyên phân.

b, 2 tế bào tham gia 1 lần nguyên phân.

c, 1 tế bào tham gia 2 lần nguyên phân.

d, n tế bào tham gia k lần nguyên phân.

Bài 4: Tính số NST trong các tế bào con trong các trường hợp sau:

a, 1 tế bào (2n= 8NST) tham gia 1 lần nguyên phân.

b, 2 tế bào (2n= 8NST) tham gia 1 lần nguyên phân.

c, 1 tế bào (2n= 8NST) tham gia 2 lần nguyên phân.

d, n tế bào (2n= 8NST) tham gia k lần nguyên phân.

Bài 5: Tính số tế bào tạo ra trong các trường hợp sau:

a, 1 tế bào tham gia 1 lần giảm phân.

b, 2 tế bào tham gia 1 lần nguyên phân.

c, n tế bào tham gia 1 lần nguyên phân.

Bài 6: Tính số NST trong các tế bào con trong các trường hợp sau:

a, 1 tế bào (2n= 24NST) tham gia 1 lần giảm phân.

b, 2 tế bào (2n= 24NST) tham gia 1 lần nguyên phân.

c, n tế bào (2n= 24NST) tham gia 1 lần nguyên phân.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...