Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. THẾ NÀO LÀ TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI?
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội.
- Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Một số ví dụ như:
- Giúp người cao tuổi – một việc làm đẹp.
- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.
- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.
- Vấn đề xã hội cũng có thể rút ra từ những tác phẩm văn học (đã được học, được đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:
- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)?
- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).
- …
II. MỘT SỐ LƯU Ý
Những điểm cần lưu ý | Yêu cầu cụ thể |
Bối cảnh trình bày | Không gian, thời gian |
Xác định vấn đề trình bày | Đề tài |
Đối tượng người nghe | Thầy cô, bè, người thân trong gia đình |
Mục đích | Nêu ý kiến, thuyết phục người nghe |
Phương tiện hỗ trợ | Máy chiếu, màn hình, tranh, ảnh, video clip, ... |
Nội dung | Mở đầu: Nêu vấn đề và lí do chọn vấn đề |
Nội dung chính: - Trình tự các luận điểm - Lí lẽ tương đương với từng luận điểm - Bằng chứng tương đương với từng luận điểm | |
Kết thúc - Khái quát ý nghĩa vấn đề đã trình bày - Một số đề xuất, kiến nghị (nếu có) | |
Cách thức và thái độ khi nói | Hướng về người nghe; kết hợp lời nói và cử chỉ, động tác, ...; giọng điệu và âm lượng phù hợp |
III. CHUẨN BỊ NÓI VÀ NGHE
IV. THỰC HÀNH
* Người nói
- Nội dung trình bày:
- Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.
- Ý kiến phong phú, có trọng tâm, trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.
- Hình thức trình bày:
- Bài trình bày có bố cục rõ ràng.
- Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp.
- Có sự sáng tạo trong trình bày.
- Tác phong, thái độ trình bày:
- Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.
- Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng, hoặc không có những từ ngữ chêm xen (à, ờ, thì, mà, là,…).
- Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.
- Giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thỏa đáng.
- Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.
* Người nghe
- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày; những nội dung cần hỏi lại.
- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.
- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận