Tóm tắt kiến thức ngữ văn 6 chân trời bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 67
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 67. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LỰA CHỌN TỪ NGỮ
1. Tại sao phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB?
- Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải hưy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.
2. Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết
- Xác định nội dung cần diễn đạt.
- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
- Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lụa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.
3. Tác dụng
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể lứện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1 a. Từ “phồn hoa”: cảnh sống giàu có, xa hoa “phồn vinh” : thường được dùng miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. → Vì vậy, câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất. b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ => giúp người đọc hinh dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị. c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường. d. Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”. Bài tập 2 a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười. b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười. Bài tập 3 1e – 2g - 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d Bài tập 4
|
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận