Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 8: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 8: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM KỊCH

1. 

  • Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch.
  • Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh).
  • Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật.

* Lưu ý khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch

  • Phải hiểu được những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm kịch hoặc đoạn trích kịch cần nghị luận.
  • Tìm đọc các thông tin liên quan đến văn bản kịch sẽ bàn luận.
  • Thực hiện đầy đủ các bước cần thiết của việc tạo lập một văn bản nghị luận.

2. Cách biểu cảm và các từ lập luận trong văn bản nghị luận

a. Từ lập luận trong văn bản nghị luận

  • Văn nghị luận hướng tới tranh biện, thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó (xã hội hoặc văn học). Chính vì thế, sự mạch lạc của hệ thống lập luận đóng vai trò hết sức quan trọng.
  • Việc sử dụng chính xác các từ lập luận trong văn bản nghị luận (đó là lí do, bởi vì, có lẽ, nhưng, tuy nhiên, tuy... nhưng, vì thế, cho nên, không những... mà còn, càng... càng, phải chăng, chẳng lẽ, như vậy, suy ra,...) giúp người viết đưa ra, kết nối những phân tích, suy luận của mình một cách thuyết phục, logic.

b. Tính biểu cảm trong văn bản nghị luận

  • Vì trực tiếp thể hiện thái độ, tình cảm của người viết khi tranh biện, đánh giá về một vấn đề của đời sống xã hội hay nghệ thuật nên văn bản nghị luận cũng có tính biểu cảm rất cao.
  • Tính biểu cảm của văn bản nghị luận có thể được thể hiện trực tiếp:
    • Qua các từ / cụm từ / câu cảm thán (ôi, than ôi, hỡi ôi,...);
    • Qua cách sử dụng các từ khẳng định (cần phải, nhất định, không thể không,...) hoặc từ phủ định (không thể, không nên,...);
    • Qua các từ ngữ như đang tranh luận, đối thoại trực tiếp với người đọc (vâng, chẳng lẽ, đúng thế, không, điều ấy đã rõ,...);
    • Qua các từ ngữ thể hiện sự đánh giá về mức độ, tinh chất.
    • Ngoài ra, tính biểu cảm cũng có thể được thể hiện hàm ẩn qua cấu trúc câu (trùng điệp, song hành, câu đặc biệt,...) để tạo ra nhịp điệu, những “con sóng” cảm xúc trong lời văn.

3. Bài tập SGK trang 114

a. Hệ thống các từ lập luận trong đoạn trích

  • Với…
  • Nếu…vì…
  • Cùng với…đối với…
  • Sở dĩ…có lẽ bởi vì…

b. Các phương thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích

  • Không còn…
  • …như thế
  • Chứ không phải…
  • Làm sao…không bao giờ…bằng được, bằng giá…
  • Cấu trúc câu trùng điệp: “Không  còn cõi vĩnh hằng…những linh hồn chân thiện”.

II. THỰC HÀNH VIẾT THEO CÁC BƯỚC

1. Chuẩn bị viết

  • Kiểu văn bản chính: phân tích, đánh giá một đoạn trích tác phẩm kịch.
  • Trọng tâm cần làm rõ: xung đột không thể hoá giải trong nội tâm và sự lựa chọn cái chết của nhân vật Hồn Trương Ba.
  • Phạm vi dẫn chứng: văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn và các chi tiết, sự kiện của vở kịch liên quan đến đoạn trích; truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và những văn bản phục vụ cho việc liên tưởng, so sánh để làm nổi bật giá trị độc đáo của đoạn trích.

2. Tìm ý và lập dàn ý

3. Lập dàn ý

II. VIẾT BÀI

Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị để thực hành viết.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CD bài 8 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 8: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch, Ôn tập văn 11 cánh diều bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch

Bình luận

Giải bài tập những môn khác