Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 cánh diều bài 6: Một số nền văn minh phương Đông

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 6: Một số nền văn minh phương Đông. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. TÌM HIỂU VỀ VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH

- Về điều kiện tự nhiên:

+ Nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi. 

+ Được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Hồng Hải, sa mạc và vùng rừng núi.

+ Địa hình: 90% là sa mạc, có sông Nin dài 6 400 km, chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi, phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập dài khoảng 700 km, đem lại đồng bằng Hạ Ai Cập màu mỡ.

+ Lưu vực sông Nin đất đai phì nhiêu, mềm xốp dễ canh tác, nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt, nguồn thuỷ sản và hệ động thực vật phong phú,...

- Về điều kiện kinh tế: Đời sống kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nin:

+ Nông nghiệp là nền tảng kinh tế.

  • Biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loại gia súc.
  • Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.

+ Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,... 

+ Hoạt động buôn bán phát triển. Trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

- Về điều kiện chính trị: Đứng đầu là Pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh. 

- Về xã hội: 

+ Tầng lớp quý tộc và tăng lữ là lực lượng thống trị xã hội. 

+ Tầng lớp thư lại, nghệ nhân, có học thức, tài năng và được tôn trọng. 

+ Thợ thủ công, nông dân, thương nhân, là lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội, phải nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà nước. 

+ Nô lệ, bị bóc lột nặng nề, phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.

=> Sự phân chia về xã hội tạo ra một bộ phân chuyên sản xuất, phục vụ.

- Về dân cư: 

+ Bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. 

+ Sống quần tụ lại và trở thành chủ nhân của nền văn minh Ai Cập

=> Là nơi giao lưu của các dòng văn hóa từ châu Á, châu Phi, châu Âu.

1.2 NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN

- Về chữ chữ viết: 

+ Cư dân viết chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. 

+ Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.

=> Chữ viết phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, đồng thời là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hoá thời kì cổ đại.

- Về toán học: cư dân nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và đã tính được số Pi bằng 3,16. 

=> Sự hiểu biết toán học này là biểu hiện cao của tư duy, đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất, lập bản đồ,...là cơ sở cho nền toán học sau này.

- Về kiến trúc điêu khắc: xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ như kim tự tháp, tượng Nhân sư,... 

=> Phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người, mang tính thấm mĩ cao và là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.

=> Những thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại:

- Là sản phẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo và là những đóng góp trực tiếp của cư dân Ai Cập đốisự phát triển rực rỡ của quốc gia này.

- Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại. 

2. TÌM HIỂU VỀ VĂN MINH TRUNG HOA CỔ - TRUNG ĐẠI

2.1 TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH

- Về điều kiện tự nhiên:

+ Là một quốc gia rộng lớn ở khu vực Đông Bắc Á, lãnh thổ Trung Quốc như bị đóng khung tứ phía bởi núi cao, biển rộng và sa mạc mênh mông: 

+ Sa mạc Gobi ở phía bắc và Takla Makan ở phía tây.

+ Dãy Himalaya dựng đứng như bức tường thành ở phía tây nam, phía đông là Thái Bình Dương. 

+ Có hàng nghìn dòng sông lớn nhỏ, quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang, tạo nên những đồng bằng rộng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Về điều kiện kinh tế:

+ Nông nghiệp:

  • Văn minh Trung Hoa là nền văn minh nông nghiệp (nông nghiệp là ngành kinh tế chính).
  • Công cụ sản xuất chủ yếu làm bằng gỗ, đá, xương. Thời Thương và Tây Chu, công cụ đồng thau phổ biến. Đến thời Chiến quốc, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi. 

+ Thủ công nghiệp: làm gốm, đúc đồng, luyện sắt, dệt vải, đóng thuyền, làm giấy,... sớm phát triển, trình độ thẩm mĩ và kĩ thuật chế tác cao.

+ Hoạt động thương mại: buôn bán các sản phẩm trong nước và nước ngoài mở rộng, phát triển mạnh mẽ thông qua con đường Tơ lụa.

- Về điều kiện chính trị: 

+ Diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập, diệt vong của các triều đại nối tiếp nhau.

+ Nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Hoàng đế (vua) có quyền lực tối cao. 

- Về điều kiện xã hội: 

+ Thời cổ đại: cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm vua, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ. 

+ Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc chủ yếu bao gồm vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. 

+ Nông dân là giai cấp đông đảo, giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.

- Về dân cư: 

+ Trên lưu vực Hoàng Hà, từ thời nguyên thuỷ, các bộ lạc sớm đến cư trú, hình thành tộc Hoa Hạ. 

+ Từ những ngôi làng nhỏ nằm ở hạ lưu sông Hoàng, người Hoa Hạ đã tạo dựng một trong những nền văn minh sớm của nhân loại. 

+ Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, cộng đồng dân cư Hoa Hạ phát triển, dần thành một dân tộc ổn định vào thời Hán, được gọi là Hán tộc, giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa.

2.2 NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN

- Về chữ viết:

+ Sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời nhà Thương, với nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Hành thư,... 

+ Có ảnh hướng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam...

- Về tư tưởng và tôn giáo:

+ Nho giáo: 

  • Giữ vai trò quan trọng.
  • Người đầu tiên khởi xuống là Khổng Tử.
  • Là công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, ảnh hưởng tới nhiều nước khác.

+ Đạo giáo: 

  • Là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa.
  • Đạo giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử (Thái Thượng Lão Quân) làm giáo chủ.

+ Phật giáo:

  • Phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. 
  • Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Án Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.

- Về sử học: 

+ Người đặt nên móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên. 

+ Sử kí tác phẩm sử học nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.

- Về văn học:

+ Thơ Đường: phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... 

+ Tiểu thuyết chương hồi: đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biêu là Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thị Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa An, Hông lâu mộng của Tào Tuyết Cần. 

=> Thể hiện trình độ phát triển vê tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.

- Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành,…

- Về toán học: các phương pháp tính diện tích, khối lướng; tính số Pi đến 7 chữ số thập phân,…

- Về khoa học kĩ thuật: 

+ Kĩ thuật in và làm giấy có vai trò lớn trong lĩnh vực văn học, phố biến tri thức và phát triển văn hoá. 

+ Thuốc súng có ảnh hưởng lớn đến kĩ thuật quân sự. 

+ La bàn có tác động lớn trong lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

-  Về thiên văn học: là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, đặt ra lịch để phục vụ sản xuất.

- Về y - dược học: chuẩn đoán, lí giải và chữa trị các bệnh bằng nhiều phương pháp.

=> Ý nghĩa của những thành tựu: 

+ Chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa.

+ Được lan truyền và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước.

+ Là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, cũng như mối liên hệ về tri thức, khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây.

3. TÌM HIỂU VỀ VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI

3.1 TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH

- Về điều kiện tự nhiên:

+ Là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá. 

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có vùng khô nóng và vùng ẩm mát. 

+ Địa hình bị chia cắt thành hai khu vực nam và bắc bởi dãy Vindhya vùng Trung Ấn:

  • Miền Bắc Ấn được tạo thành chủ yếu bởi hai dòng sông lớn, sông Ấn ở phía tây và sông Hằng ở phía đông. 

=> Đem phù sa tới bồi, tạo thành những vùng đồng bằng màu mỡ, thuận lợi sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. 

=>Từ lưu vực Ấn - Hằng, văn minh Ấn Độ hình thành, phát triển và lan toả ra khắp thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á trong nhiều lĩnh vực.

  • Khu vực phía nam có cao nguyên Deccan, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt.

- Về điều kiện kinh tế:

+ Nông nghiệp:

  • Sử dụng cày, sức kéo và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đắp đập). 
  • Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...).
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Thủ công nghiệp: luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,... 

+ Hoạt động thương mại:

  • Giao thương trong và ngoài nước phát triển.
  • Thương nhân Ấn Độ giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây. 
  • Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công.

- Về điều kiện chính trị: 

+ Trong thời kì cổ - trung đại, Ấn Độ nhiều lần bị xâm lược và thống trị bởi các vương triều ngoại tộc.

+ Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, có quyền lực vô hạn. 

- Về xã hội: Ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp Vác-na, chia xã hội thành các đẳng cấp khác nhau gồm: Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a và Su-dra.

- Về dân cư: 

+ Gồm nhiều tộc người nhưng chủ yếu có hai thành phần: 

+ Cư dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đra-vi-đa và người A-ri-a xâm nhập, chinh phục, làm chủ vùng Bắc Ấn. 

+ Trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, A-Rập Xê-út, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ. 

=> Có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá, tạo nên sự phong phú, đa dạng về tộc người.

3.2 TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN

Lĩnh vực

Thành tựu tiêu biểu

Ý nghĩa

Chữ viết

- Cư dân sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Bra-mi, chữ San-krít (Phạn),... 

- Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia khác, như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,...

Là phát minh quan trọng, minh chứng cho trí tuệ của dân tộc Ấn Độ, giúp ghi chép và lưu truyền các giá trị văn minh

Văn học

Đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nôi bật là

Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biêu là tác phâm Sơ-cun-tơ-la).

Là công cụ truyền đạt, tiếp thu tri thức một cách chính xác. Tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.

Kiến trúc, điêu khắc

- Phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đèn, chùa, tháp, tượng Phật,... 

- Nghệ thuật thời trung đại nối tiếp nghệ thuật thời cổ đại, nhiều công trình kiến trúc điêu khắc được xây dựng, tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La Ki-la), đền Kha-giu-ra-hô,...

=> Thể hiện trình độ phát triển cao của con người, có ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

- Ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á.

- Là một bảo tàng của kiến trúc tôn giáo, ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật của khu vực Đông Á.

Toán học

Người Ấn Độ thời cổ - trung đại sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, trong đó đóng góp lớn nhất là phát minh ra số 0. Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác.

Là minh chứng cho sức sáng tạo phi thường, biểu đạt tâm hồn và trí tuệ phong phú, tạo nên bản sắc và niềm tự hào của dân tộc Ấn Độ, thúc đẩy văn minh Ấn Độ phát triển.

Tôn giáo

- Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hin-du giáo, Phật giáo, là nơi du nhập và phát triển của Hồi giáo,... 

- Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ 

- Các tôn giáo lớn của Ấn Độ có ảnh hướng lớn đến cuộc sống của cư dân Ấn Độ và có ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á.

- Ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 6: Một số nền văn minh phương Đông, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 cánh diều bài 6: Một số nền văn minh phương Đông, nội dung chính bài Một số nền văn minh phương Đông

Bình luận

Giải bài tập những môn khác