Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 8 chân trời bản 1 chủ đề 4: Sống hòa hợp trong gia đình
Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1 chủ đề 4: Sống hòa hợp trong gia đình. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. Tìm hiểu về những việc làm và lời nói để người thân hài lòng.
a. Những việc làm để người thân hài lòng
Gợi ý:
+ Cùng nhau chia sẻ việc nhà
+ Chăm sóc khi người thân bị ốm, mệt.
+ Giúp đỡ người thân những công việc phù hợp.
b. Những lời nói để người thân hài lòng
Gợi ý:
+ Hỏi thăm khi người thân bị ốm, mệt.
+ Chia sẻ, quan tâm, động viên khi người thân có niềm vui, nỗi buồn
+ Bày tỏ sự tôn trọng ý kiến của người thân.
2. Thực hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng
a. Chỉ ra vì sao việc làm của bạn nhỏ lại mang đến niềm vui cho bố mẹ
- Việc làm của bạn nhỏ lại mang đến niềm vui cho bố mẹ vì bạn ấy đã chủ động chia sẻ với bố về chuyện trong cuộc sống của bạn ấy.
b. Đóng vai thể hiện những việc làm và lời nói để người thân hài lòng trong các trường hợp.
- TH1. Vui vẻ đồng ý. Hào hứng kể cho mẹ nghe về mối quan hệ bạn bè của em, nhờ mẹ tư vấn để có thêm các mối quan hệ bạn bè ngày càng tốt đẹp hơn.
- TH2. Không tức giận, nhẹ nhàng chia sẻ với bố những điều mà mình thực sự yêu thích và mong bố sẽ ủng hộ cho những điều mình thực sự yêu thích, đam mê.
- TH3. Vui vẻ, sung sướng khen những món ăn chị nấu thật tuyệt vời, không quên gửi lời cảm ơn tới chị.
c. Chia sẻ những tình huống mà em đã có việc làm và lời nói để người thân hài lòng
Gợi ý:
+ Em bị điểm kém, về chia sẻ và xin lỗi bố mẹ, hứa bố mẹ sẽ cố gắng cho bài kiểm tra sau.
+ Em gặp nhiều chuyện không vui, em đã tìm đến mẹ để chia sẻ và nhờ mẹ tư vấn.
3. Thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình
a. Những biểu hiện thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến của các thành viên trong gia đình
Gợi ý:
+ Lắng nghe tích cực và chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của người thân.
+ Giao tiếp băng mắt khi nói chuyện và không ngắt lời khi người thân đang nói.
+ Có phản hồi phù hợp khi nghe ý kiến người thân.
+ Đặt mình vào vị trí của người thân và cố gắng thấu hiểu suy nghĩ của họ.
+ Đặt những câu hỏi về người thân thấy mình thực sự quan tâm đến ý kiến của họ.
+ Khen và ghi nhận ý kiến của người thân khi nêu ý kiến của mình.
b. Đóng vai xử lí tình huống
- TH1. Cảm ơn vì lời khuyên của bố. H vui vẻ đồng ý, H sẽ học thêm một số buổi nếu cảm thấy việc học không có sự tiến bộ thì sẽ xin phép bố mẹ đổi giáo viên dạy tiếng anh cho mình.
- TH2. M buồn vì bị mẹ nhắc nhở. Tuy nhiên, đó là những lời nhắc nhở để M tiến bộ hơn, M ghi nhận những đóng góp của mẹ, hứa sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để bài kiểm lần sau có kết quả tốt hơn.
- TH3. Cảm ơn lời nhắc nhở của anh, em sẽ cố gắng lau dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng nhất có thể.
4. Thực hành kĩ năng thuyết phục người thân
a. Trao đổi về cách thuyết phục người thân
- Gợi ý cách thuyết phục:
+ Chuẩn bị kĩ vấn đề cần thuyết phục.
+ Lựa chọn thời điểm thích hợp để thuyết phục.
+ Tạo hứng thú với người nghe.
+ Trình bày vấn đề rõ ràng và trực tiếp.
+ Tôn trọng ý kiến và tìm ra điểm chung với người được thuyết phục.
+ Sử dụng dẫn chứng, lập luận kèm theo quan điểm của mình.
b. Thực hành kĩ năng thuyết phục bố mẹ, người thân trong các tình huống
- TH1. T cảm ơn sự đóng góp ý kiến của mẹ. Nhưng T xin mẹ cho T làm mới bản thân một chút. Nếu cắt tóc ngắn không hợp T sẽ nuôi và để tóc dài.
- TH2. B hiểu được tâm lí của bố mẹ nên không cáu gắt hay giận dữ. B vui vẻ giải thích cho bố hiểu việc học nhóm là cần thiết để các bạn hỗ trợ lẫn nhau. B sẽ chứng minh cho bố thấy kết quả học tập của mình ngày càng tiến bộ và tốt hơn, mong bố hãy tin tưởng B.
c. Xây dựng kịch bản thuyết phục người thân trong những tình huống ở gia đình em.
Gợi ý:
- Viết rõ tình huống cần thuyết phục.
- Viết cụ thể những lời nói cần thuyết phục cho các vai trong tình huống ấy.
Gợi ý các tình huống:
- Thuyết phục bố mẹ mua máy tính xách tay để phục vụ học tập.
- Thuyết phục chị gái cho chiếc váy mới mua vì quá hợp với mình.
- Thuyết phục bố mẹ cho đi nghỉ dưỡng ở ngoại thành vào cuối tuần.
5. Sắp xếp và thực hiện các công việc trong gia đình.
Nội dung công việc | Thời gian thực hiện |
Dọn dẹp nhà cửa, rửa cốc chén | Sau khi đi học về |
Nấu ăn | Buổi trưa hoặc chiều |
Trông em và hướng dẫn em học. | Sau khi ăn tối |
Tổng vệ sinh nhà cửa. | Cuối tuần |
Chăm sóc vật nuôi và cây cối. | Sau khi đi học về |
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận