Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Hoạt động 1. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương

  • Hoạt động sản xuất: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản; trồng cây ăn quả; trồng rau; trồng hoa, làm đồ gỗ; làm đồ thủ công, mây tre đan, hàng mã;... 
  • Hoạt động kinh doanh: bán hàng tạp hoá; buôn bán nông sản; kinh doanh quần áo, phụ kiện thời trang, bán đồ điện tử, bán đồ gia dụng, buôn bán ở chợ;... 
  • Hoạt động dịch vụ: dịch vụ du lịch; tổ chức tiệc cưới, chụp ảnh; vận chuyển hàng hoá; sửa chữa ô tô, xe máy; chăm sóc khách hàng,... 

Hoạt động 2. Tìm hiểu các thông tin về nhóm nghề

  • Nội dung tìm hiểu: 
    • Các công việc, nhiệm vụ chủ yếu: 
    • Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động;... 
  • Các nguồn tìm hiểu thông tin: 
    • Các trang tuyển dụng đáng tin cậy; 
    • Các website của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; 
    • Trung tâm tư vấn, dịch vụ việc làm; 
    • Ngày hội việc làm; 
    • Câu lạc bộ hướng nghiệp; 
    • Thầy cô, người thân, người đang làm nhóm nghề quan tâm,... 
  • Các cách tìm hiểu thông tin: 
    • Tìm kiếm, thu thập, so sánh, phân tích các thông tin về nghề nghiệp trên các trang web của công ty, cơ quan tuyển dụng; 
    • Trao đổi, phỏng vấn người làm nghề, nhà tuyển dụng, 
    • Xin ý kiến tham vấn về nghề nghiệp từ chuyên gia, thầy cô, bố mẹ; 
    • Tham gia trải nghiệm nghề nghiệp,... 

Hoạt động 3. Tìm hiểu điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

  • Quy định về thời gian và môi trường làm việc; 
  • Quy định về an toàn lao động; 
  • Chế độ và chính sách về sức khoẻ nghề nghiệp; 
  • Dụng cụ và trang phục lao động, sản xuất;...

Hoạt động 4. Thực hành tìm kiếm và trao đổi thông tin về nhóm nghề quan tâm

  • Học sinh cần chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp mình quan tâm để có sự chuẩn bị tốt nhất. 
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo ý kiến của bạn và mọi người xung quanh về nghề nghiệp mình quan tâm để có lựa chọn phù hợp.

Hoạt động 5. Đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động

  • Tranh 1: Nghề nhân viên văn phòng có nguy cơ ảnh hưởng cột sống, cô vai gáy do ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, mắt kém do nhìn máy tính nhiêu;... 
  • Tranh 2: Nghề xây dựng có nguy cơ ngã từ trên cao; rơi nguyên vật liệu vào người; ảnh hưởng da, mắt, mũi họng,... do tiếp xúc nhiều với xi măng, cát,... 
  • Tranh 3: Nghề nông dân có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ nếu sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nhiều, không có đủ trang thiết bị bảo hộ khi phun thuốc, thu hoạch nông sản; da, tay, chân thường lão hoá nhanh, viêm da do tiếp  xúc trực tiếp với môi trường (ánh nắng, bùn đất,...) mà không có đồ bảo hộ;... 
  • Tranh 4: Nghề bác sĩ (y tế) có nguy cơ bị lây nhiễm vi-rút, vi khuẩn từ người bệnh; tiếp xúc với máy móc có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ nếu làm việc trong thời gian dài như chụp X quang,...
  • Tranh 5: Người làm nghề bán hàng ở chợ thường dậy sớm đi lấy hàng (tờ mờ sáng) nên bị thay đổi giờ sinh học, đi lại vào thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi, ngủ sâu và trời còn tối có thể gây tai nạn; bán hàng ngoài trời, chỗ ngồi không đảm bảo vệ sinh;... 

Hoạt động 6. Tuyên truyền về nghề nghiệp ở địa phương

  • Tạo việc làm, tăng thu nhập
  • Nâng cao đời sống cho người dân
  • Xây dựng xã hội ngày càng văn minh và tốt đẹp…
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức chủ đề 7 Thông tin nghề nghiệp, kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp, nội dung chính chủ đề Thông tin nghề nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác