Tóm tắt kiến thức công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 17: Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt
Tổng hợp kiến thức trọng tâm công nghệ 10 cánh diều bài 17: Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1. KHÁI NIỆM CƠ GIỚI HÓA TRỒNG TRỌT
- Khái niệm: Cơ giới hóa trồng trọt là quá trình thay thế những công cụ trồng trọt thô sơ bằng công cụ cơ giới, thay thế sức người và sức gia súc trên đồng ruộng bằng động lực của máy.
-Tác dụng: Thay thế sức lao động của người và gia súc. Nâng cao năng suất hiệu quả lao động, tăng độ chính xác của các khâu kĩ thuật.
2. NÊN SỬ DỤNG CÁC LOẠI MÁY CÓ CÔNG SUẤT THẾ NÀO
Tùy theo diện tích trồng trọt để lựa chọn máy có công suất phù hợp, đảm bảo hiệu quả sử dụng máy.
- Nếu diện tích mỗi cánh đồng ở địa phương lớn trên 20ha : nên sử dụng các loại máy công suất lớn trên 35 mã lực
- Nếu diện tích mỗi cánh đồng địa phương khoảng từ 1 đến 20ha : nên sử dụng máy công suất trung bình từ 12 đến 35 mã lực
Nếu diện tích mỗi cánh đồng ở địa phương nhỏ dưới 1ha : nên sử dụng máy có công suất nhỏ dưới 12 mã lực
3. CƠ GIỚI HÓA TRONG LÀM ĐẤT
- Có thể áp dụng cơ giới hóa cho các công việc như cày, bừa, làm cỏ, lên luống, bón phân lót…
- Tên và công dụng một số loại máy nông nghiệp trong hình 17.1.
+ Hình A Máy cày: Máy có bộ phận chức năng cày lật đất giúp làm vỡ và tơi đất.
+ Hình B Máy bừa: Máy có bộ phận chức năng bừa nhỏ đất giúp đất tơi xốp
+ Hình C Máy lên luống; Máy có bộ phận chức năng lên luống giúp vun đất thành luống để trồng cây.
+ Hình D Máy phủ nylon: Máy có bộ phận chức năng phủ nylon giúp che phủ luống.
Ở địa phương em người ta sử dụng các loại máy cơ giới trong nông nghiệp như : máy cày, máy gặt, máy cấy, máy lên luống, máy bừa, máy phay đất….
4. ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT
- Có thể sử dụng máy gieo hạt như ở hình A và hình B để gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng. Máy gieo hạt ở hình A là loại máy cầm tay nên chỉ thích hợp gieo trên diện tích nhỏ. Nếu gieo trồng trên diện tích lớn vào ha trở lên và có khả năng đầu tư thì nên sử dụng máy gieo hạt công suất lớn như ở hình B.
+ Các loại cây trồng có thể sử dụng máy gieo hạt; Là những loại cây trồng có thể gieo hạt trực tiếp trên ruộng sản xuất như ngô, các loại đậu (đỗ, lạc, cỏ…)
- Quan sát hình 17.3 trả lời câu hỏi :
+ Trồng hành củ : máy hình A
+ Trồng bắp cải, xà lách : Máy hình D
+ Trồng lúa : Máy hình C
+ Trồng khoai sọ : máy hình B
5. ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
- Khi áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc cây trồng cần chú ý các vấn đề:
+ Sử dụng bộ phận chức năng (máy công tác) phù hợp với từng công việc (làm cỏ, xới xáo, vun gốc, bón phân, phun thuốc, cắt tỉa,...), phù hợp với từng loại cây trông, khoảng cách trồng và phương thức trồng.
+ Các máy làm cỏ, xới xáo, vun gốc, bón phân không thích hợp sử dụng trong điêu kiện trông trên luống có che phủ; làm giàn cho cây.
+ Đề thuận tiện cho máy làm việc trên ruộng, cân chú ý khoảng cách giữa các luống đề máy có thể di chuyên đễ dàng, không ảnh hưởng đên cây trồng
- Khó có thể áp dụng cơ giới hóa cho biện pháp cắt tỉa. VÌ mỗi một loại cây trồng yêu cầu kĩ thuật cắt tỉa khác nhau. Việc cắt tỉa còn tùy thuộc vào từng cây cụ thể. Vì vậy, cắt tỉa đòi hỏi phải có kĩ thuật và tốn nhân công, khó áp dụng cơ giới hóa.
- Đề xuất 1 số loại máy trồng trọt ở địa phương :
Tuỳ thuộc loại cây trồng chủ lực (được trồng phổ biến trên diện tích lớn ở địa
phương), HS đề xuất sử dụng máy trong chăm sóc loại cây trông đó. Ví dụ:
+ Trồng lúa: máy bón phân, máy phun thuốc. Các công việc này tôn nhiêu công, nguy hiểm cho người phun thuốc khi phun thủ công.
+ Trồng cam: máy làm cỏ vì vườn cam rất nhiều cỏ, cần làm cỏ thường xuyên.
Thực tế tốn rất nhiều công làm cỏ.
+ Trồng ngô: máy làm cỏ, máy vun xới, máy bón phân, máy phun thuôc,...
Trồng ngô tốn rất nhiều công đề thực hiện các biện pháp chăm sóc. Các loại máy chăm sóc này rất dễ sử dụng trong ruộng ngô.
6. ỨNG DỤNG CỦA CƠ GIỚI HÓA TRONG THU HOẠCH
- Máy thu hoạch khoai tây: có thể thu hoạch khoai lang, khoai sọ.,...
- Máy thu hoạch bí đỏ: có thể thu hoạch đưa, bí xanh,...
- Máy thu hoạch xà lách: có thể thu hoạch rau cải, cải bắp, cải thảo,...
- Máy gặt đập liên hợp: có thê thu hoạch lúa, lúa mì, lúa mạch,...
- Máy thu hoạch nho: có thể thu hoạch táo, kiwi, anh đào,...
- Máy thu hoạch hoạch gai dầu: có thể thu hoạch đay, mía,...
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận