Soạn VNEN GDCD 8 bài 6: Tuân thủ kỉ luật

Soạn bài 6: Tuân thủ kỉ luật - Sách VNEN GDCD lớp 8 trang 34. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Trò chơi "Hòa tấu âm thanh"

a. Hướng dẫn chơi: sgk

b. Thảo luận sau khi chơi:

  • Bài hòa tấu của lớp chơi nghe như thế nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu có bạn không làm theo hiệu lệnh, không cùng một nhịp và không cùng cường độ?
  • Nếu tất cả tuân thủ luật chơi, điều gì xảy ra?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về kỉ luật và tuân thủ kỉ luật

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

  • Tại sao kỉ luật giúp rèn luyện nhân cách? Em hãy lấy ví dụ minh họa?
  • Em đã đưa ra những cam kết nào cho cá nhân mình? Hãy nêu hai cam kết mà em đã tự đặt ra cho bản thân?
  • Em nhận thấy bản thân mình có làm đúng theo những cam kết đã đặt ra không? Tại sao?
  • Hãy nêu ý nghĩa của nội quy lớp học đối với cá nhân em và tập thể lớp?
  • Nếu học sinh không tuân thủ nội quy của lớp học điều gì sẽ xảy ra? Nếu tất cả mọi người tuân thủ nội quy lớp học, điều gì sẽ xảy ra?
  • Tại sao mỗi cá nhân cần biết chấp hành kỉ luật nơi công cộng?

2. Tìm hiểu ý nghĩa của kỉ luật

Câu hỏi:

  • Tý cho rằng "sợi dây kéo diều xuống", nhưng theo em, sợi dây diều kéo diều xuống hay giúp diều bay cao? Vì sao?
  • Nếu ta ví dây diều với cánh diều giống như kỉ luật đối với con người, em suy nghĩ gì về vai trò của kỉ luật đối với cá nhân và xã hội?

3. Làm thế nào để bản thân tuân thủ kỉ luật?

  • Em có khó khăn trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo như hướng dẫn ở trên không? Vì sao?
  • Hãy phân tích ý nghĩa của từng bước trong 5 bước trên đối với việc hình thành và phát triển tính kỉ luật?
  • Chia sẻ với bạn trong lớp về kế hoạch thời gian biểu một ngày của em.

4. Phân biệt hành động có tính kỉ luật và hành động thông thường

Đâu là hành động có tính kỉ luật trong những hành động sau

A. Mặc dù mùa đông lạnh nhưng Lan vẫn dậy sớm để đi học đúng giờ

B. Minh không bỏ buổi học nào bởi vì giờ học rất vui, đúng sở trường của bạn ấy

C. Minh đặt ra kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, nhiều hôm trời lạnh, bạn ấy rất ngại nhưng đã cố gắng thực hiện kế hoạch đó theo đúng thời gian biểu.

D. Tuấn không thích ăn đồ béo nên luôn từ chối ăn nhưng đồ béo có hại cho cơ thể

E. Lan hơi thừa cân nhưng lại rất thích ăn cánh gà rán. Thời gian gần đây bạn ấy đã biết "Nói không với gà rán" theo lời khuyên của bác sĩ để tránh bệnh béo phì

5. Phản biện

  • Theo em, kỉ luật có làm mất tự do của mỗi người không? Cuộc sống cần kỉ luật không? Vì sao?
  • Tại sao có những người dễ phá bỏ nguyên tắc, phá vỡ kỉ luật?
  • Bản thân em có phải là người thích sống kỉ luật không? Vì sao?

C. Hoạt động luyện tập

1. Tìm hiểu kỉ luật của nhà trường và kỉ luật của bản thân

1/ Trường em, lớp học của em có những quy định gì cho học sinh?

2/ Các em thường thực hiện những nội quy này như thế nào? Tại sao có bạn thưc hiện tốt, có bạn thực hiện chưa tốt?

3/ Theo em, cần làm gì để học sinh tự giác thực hiện nội quy tốt hơn?

4/ Em thường đặt ra kỉ luật gì cho chính mình? Điều đó giúp ích được gì cho bản thân em?

5/ Theo em, kỉ luật của cá nhân và kỉ luật của nhà trường có thống nhất với nhau không. Hãy nêu ví dụ cụ thể.

2. Tìm hiểu các biểu hiện của tuân thủ kỉ luật

Nhiệm vụ 1: Các nhóm thảo luận và viết vào giấy những biểu hiện cụ thể của người học sinh tuân thủ kỉ luật và giải thích vì sao?

Hành vi tuân thủ kỉ luậtGiải thích
Luôn đi học đúng giờĐúng giờ - là yêu cầu, quy định về thời gian trong các hoạt động và người có kỉ luật luôn đúng giờ
..........................

Nhiệm vụ 2: Các nhóm thảo luận và viết vào giấy những biểu hiện cụ thể của người học sinh không tuân thủ kỉ luật và giải thích vì sao?

Hành vi không tuân thủ kỉ luậtGiải thích
Linh hay hẹn lần lữa khi thực hiện việc gì đóNgười hay hẹn đi hẹn lại trong công việc chứng tỏ không tuân thủ cam kết, lời nói hay lịch hẹn mà mình đã đưa ra.
......................................

3. Tìm hiểu một số lưu ý trong hình thành hoặc thay đổi thói quen

  • Hãy xác định một thói quen cần hình thành hoặc thay đổi.
  • Theo em, điều khó khăn nhất trong việc hình thành hoặc thay đổi thói quen này là gì?
  • Em có cách nào để vượt qua khó khăn đó không?

D. Hoạt động vận dụng

1. Đánh giá lại các hành vi của bản thân

Hãy đọc những hành vi được liệt kê trong bảng dưới đây, xác định mức độ thực hiện các hành vi đó bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp

Hành vi tuân thủ kỉ luậtThường xuyênThỉnh thoảngKhông bao giờ
A. Hằng ngày dậy từ 6 giờ sáng để tập thể dục theo thời gian biểu đã đặt ra   
B. Đi học đúng giờ   
C. Hoàn thành nhiệm vụ được giao   
D. Đúng hẹn với bất cứ ai đã hẹn   
E. Thực hiện mọi việc theo kế hoạch đã định   
G. Giữ lời hứa   
H. Tuân thủ luật giao thông   
I. Ăn uống điều độ   
K. Tự chăm sóc sức khỏe theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi bị ốm   
L. Gọn gàng, ngăn nắp   
M. Tuân thủ luật chơi/ cam kết.   

2. Tuân thủ kỉ luật - thay đôi bản thân

a. Đọc các bước sau và trao đổi với bạn để hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của từng bước (Sgk)

b. Dựa vào các bước trên để thực hiện bài tập sau:

1/ Xác định một hành vi mà em cho là mình đã rất tùy tiện thực hiện.

2/ Xác định mục tiêu mà em mong muốn thay đổi hành vi này

3/ Xác định khó khăn sẽ gặp phải khi thay đổi hành vi

4/ Em chuẩn bị tinh thần vượt qua khó khăn này như thế nào để đạt được mục tiêu?

3. Bạn có phải là người kỉ luật không?

Kỉ luật sẽ giúp em thực hiện công nghệ nào đó để thay đổi trạng thái của bản thân. Hãy điền vào cột bên phải những hành vi em thường làm khi ở trong trạng thái như vậy?

Trạng thái của bản thânHành vi thực hiện
A. Sự nhiệt tình hào hứng ban đầu phai nhạt dần 
B. Chỉ muốn nằm dài trên ghế xem ti-vi 
C. Ngồi hàng giờ lướt web 
D. Tâm trạng mệt mỏi 
E. Thèm ăn một món mình đang cần ăn kiêng 

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Hãy cho biết ý kiến của em khi đọc câu nói sau của Erich Fromm

Nhà triết học Erich Fromm từng nói: "Không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng ý thích của mình thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển". Ông còn cho rằng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng tới với tinh thần kỉ luật tự giác cao.

2. Suy ngẫm: Kỉ luật là khích lệ hay là trừng phạt?

Đọc câu nói sau của Sybil Stamton và ngẫm xem đối với em, kỉ luật thường là gì?

Sybil Stamton đã viết: "Kỉ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng bạn, nó ở bên cạnh khích lệ bạn. Khi hiểu rằng, kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình, bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó mà ngược lại sẽ vun đắp cho nó".

Từ khóa tìm kiếm: VNEN GDCD 8 bài 6, bài 6 tôn trọng kỉ luật, bài 6 trang 34 VNEN GDCD 8, giải GDCD 8 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác