Soạn văn 9 VNEN bài 6: Truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều

Soạn văn bài: Truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 1 trang 48. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Đọc đoạn giới thiệu Thúy Kiều và Thúy Vân trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân sau đây và nhận xét về chân dung của chị em Thúy Kiều.

“…Con gái trưởng là Thúy Kiều, gái thứ là Thúy Vân, hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú. Riêng phần Thúy Kiều lại có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm.

Thúy Vân thì trời phú cho cái tính điềm đạm, nên thấy chị quá say mê Hồ cầm, thường can gián chị rằng: Món âm nhạc đâu phải là công việc của bọn khuê phòng, sợ khi tai tiếng ra ngoài thì cũng bất nhã. v. v…

Kể ra Vân nói cũng có lí đấy. Nhưng với tính tình của Kiều thì không cho là đúng, lại còn sáng tác ra khúc “Bạc mệnh oán” để phả vào đàn, mỗi khi dạo lên nghe rất não nuột, khiến người nghe bên cạnh ứa lệ rơi châu.

(Phạm Đan Quế - Truyện Kiều đối chiếu)

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

a) Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác truyện kiều bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau:

Nguyễn Du

Thời đại

Gia đình

Cuộc đời

b) Kể tóm tắt nội dung Truyện Kiều và nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm.

c) Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và cho biết kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả.

d) Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nhận xét về nhan sắc và tính cách của Thúy Vân.

e) Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Có điểm gì giống và khác nhau trong cách miêu tả Thuý Vân và Thúy Kiều?

g) Giá trị nhân đạo của đoạn thơ được thể hiện ở những khía cạnh nào?

h) Chỉ ra những giá trị nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ

3. Tìm hiểu về thuật ngữ

a) Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi

Ví dụ 1:

- Nước là chất lỏng không màu không mùi có trong hồ, sông, biển…

- Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường được tách trong nước biển, dùng để ăn.

Ví dụ 2:

- Nước là hợp chất của các nguyên tố Hidro và Oxi, có công thức là H20.

- Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

(1) Mỗi cách giải thích trên đây chú ý tới những đặc điểm nào của nước và muối?

b) Đọc các định nghĩa và trả lời câu hỏi

1. Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a – xít – các – bô – níc.

2. Ba - dơ là hợp chất mà phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi – đrô – xít.

3. Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có một mét tương đồng với nó.

4. Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.

(1) Em đã gặp những định nghĩa này ở các môn học nào?

(2) Những từ ngữ được định nghĩa (in đậm) chủ yếu được dùng trong văn bản nào?

(3) Những từ ngữ này còn có nghĩa nào khác không? Chúng có tính biểu cảm không?

c) Hoàn thiện khái niệm thuật ngữ (vào vở) bằng cách đánh dấu X vào những ý đúng trong bảng sau:

1.Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ.

2. Thuật ngữ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

3. Thuật ngữ thường dùng trong mọi văn bản khác nhau.

4. Về nguyên tắc, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.

5. Một thuật ngữ có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.

6. Thuật ngữ trung hòa về sắc thái biểu cảm.

4. Tìm hiểu về miêu tả trong văn bản tự sự

a) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

 Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất", vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che, vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

(1) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích.

(2) Chỉ ra các yếu tố miêu tả có trong đoạn trích. Các yếu tố này nhằm thể hiện những nội dung gì?

(3) Hãy nêu nhận xét của em về đoạn trích nếu chúng ta được bỏ những yếu tố miêu tả đó.

 b) Từ kết quả bài tập trên, hãy hoàn thiện thông tin ở bảng sau (vào vở) để hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

Trong văn bản tự sự, các yếu tố miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên (…)

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Truyện Kiều và đoạn trích Chị em Thúy Kiều

a) Vẽ sơ đồ thể hiện những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

b) Điều gì làm nên thành công của chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Mỗi bức chân dung ấy dự báo điều gì về số phận hai nhân vật?

2. Luyện tập về thuật ngữ

a) Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, toán học, vật lý, hóa học, sinh học để tìm thuật ngữ phù hợp với mỗi nội dung được giải thích sau. Cho biết mỗi thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào (ghi vào vở)

Thuật ngữ

Nội dung giải thích

Lĩnh vực

1. Ví dụ: Lực

là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.

Ví dụ: vật lí

2….

là hiện tượng làm hủy hoại dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy

 

 

là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới.

 

 

là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

 

 

là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa

 

 

là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầy nhụy

 

 

là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang dòng sông ở một điểm nào đó trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s

 

 

là lực hút của trái đất

 

 

là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất

 

 

là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên

 

 

là thị tộc theo dòng họ của người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ

 

 

là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy

 

b) Điểm tựa là một thuật ngữ trong lĩnh vực Vật lý có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được chuyển tới lực cản. Trong đoạn trích sau, từ điểm tựa có dùng với nghĩa như vậy không? Nếu không, ý nghĩa của nó là gì?

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa.

(Tố Hữu, Chào xuân 67)

c) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Ánh sáng mặt trời có màu trắng, nhưng thực chất đó là sự hỗn hợp của nhiều màu. Một số màu xuyên qua khí quyển dễ dàng, một số màu xuyên qua khí quyển khó hơn. Do đó không khí sẽ được nhuộm màu nào xuyên qua khí quyển dễ nhất.

Khi không khí trong sạch thì màu xanh là màu xuyên qua dễ xuyên qua nhất. Do đó, từ mặt đất, ta thấy bầu khí quyển có màu xanh.

Nếu không khí chứa nhiều bụi hay nhiều hơi nước thì màu đỏ được thấy dễ nhất. Vì vậy khi mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn, các bạn thấy bầu trời hoặc ửng hồng hoặc đỏ ối ở chân trời.

(1) Chỉ ra 3 thuật ngữ trong lĩnh vực địa lý được dùng trong đoạn trích trên.

(2) Trao đổi với bạn để hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ đó.

(3) Viết lại nghĩa của những thuật ngữ đó vào vở.

3. Luyện tập về miêu tả trong văn tự sự

a) Liệt kê những yếu tố miêu tả có trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Chỉ ra tác dụng của những yếu tố miêu tả này trong việc khắc họa chân dung mỗi nhân vật.

b) Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về chị em Thúy Kiều, trong đó có sử dụng các yếu tố miêu tả đã xác định.

D. Hoạt động vận dụng

1. Viết đoạn văn so sánh chân dung hai chị em Thúy Kiều qua đoạn trích của Nguyễn Du và đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ghi lại một số câu thơ hay có yếu tố miêu tả.

2. Tìm đọc và ghi lại nghĩa của một số thuật ngữ giúp em hiểu rõ hơn về các hiện tượng tự nhiên (ví dụ: mây, mưa, sấm sét…)

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 6 truyện kiều – chị em thúy kiều, truyện kiều – chị em thúy kiều trang 48, truyện kiều – chị em thúy kiều sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác