Soạn giáo án vật lí 10 chân trới sáng tạo Bài 15. Năng lượng và công (4 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án vật lí 10 Bài 15. Năng lượng và công (4 tiết) sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 15. NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
· Biết được vai trò của năng lượng đối với thực tiễn.
· Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.
· Nhận biết và viết được công thức công của một lực.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.
· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập các thông tin để từ đó đề xuất, chế tạo được mô hình minh họa định luật bảo toàn năng lượng.
- Năng lực môn vật lí:
· Năng lực nhận thức vật lí:
+ Trình bày được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công.
+ Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực.
+ Nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1J=1N.m).
+ Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.
· Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Chế tạo mô hình đơn giản minh họa được định luật bảo toàn năng lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· SGK, SGV, Giáo án.
· Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
· Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh:
· Sách giáo khoa
· Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, gây sự tò mò kích thích cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề gợi ý theo SGK, yêu cầu HS trả lời.
c. Sản phẩm học tập: HS hình dung được vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vấn đề: Theo các em, có phải tự nhiên mà chiếc xe ô tô có thể chạy được trên đường, cơm bỏ vào nồi cơm điện tự chín, cây cối tự xuất hiện và phát triển tươi tốt?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe vấn đề GV đặt ra, suy nghĩ và đưa ra đáp án.
Bước 3. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1 bạn đứng dậy trả lời, các HS khác lắng nghe và đưa ra nhận xét.
TL: Chiếc xe ô tô không phải tự nhiên mà có thể chạy được trên đường, cơm bỏ vào nồi cơm điện không tự nhiên mà chín, cây cối cũng không tự nhiên mà xuất hiện và phát triển tươi tốt. Bởi vì khi hết xăng, ô tô sẽ không chạy được, mất điện thì cơm nấu bằng nồi cơm điện không thể chín, nếu sống trong vùng đất chết thì cây cối sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được. Như vậy mọi vật cần phải có điều kiện cụ thể thì mới có thể tồn tại và hoạt động được.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét câu trả lời: Trong câu hỏi trên, chúng ta đang nhắc đến một nội dung mới gọi là năng lượng.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Năng lượng tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh ta. Việc đưa ra một định nghĩa hoàn thiện về năng lượng đã và đang là một thử thách cho các nhà khoa học. Trong cơ học, năng lượng được hiểu như thế nào trong một số trường hợp cụ thể? Khi được truyền từ vật này sang vật khác bằng cách tác dụng lực thì phần năng lượng này được đo như thế nào? Chúng ta sẽ được tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay bài 15. Năng lượng và công.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Năng lượng
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và tính chất của năng lượng.
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được khái niệm và tính chất của năng lượng, vận dụng giải được một số bài tập đơn giản có liên quan đến năng lượng.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm năng lượng Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình 15.1 SGK rồi đưa ra nhận xét: Qua các ví dụ trong hình 15.1, ta thấy năng lượng có ý nghĩa rất rộng. - Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Thảo luận 1: Quan sát hình 15.1, hãy cho biết tên những dạng năng lượng liên quan mà em đã được học ở môn Khoa học tự nhiên. + GV đưa ra các gợi ý để HS lựa chọn: Năng lượng chuyển động – động năng, Năng lượng ánh sáng – quang năng, Năng lượng nhiệt – nhiệt năng, Năng lượng sinh học trong các quá trình sinh hóa. - GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu SGK để nêu được khái niệm năng lượng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi. - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1-2 HS đứng dậy trình bày câu trả lời cho câu Thảo luận 1. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu tính chất của năng lượng Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu các tính chất của năng lượng. - GV yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 2: Một thỏi socola (Hình 15.2) có khối lượng 60 g chứa 280 cal năng lượng. Hãy tính lượng năng lượng của thỏi socola này theo đơn vị joule. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi GV đưa ra. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 bạn HS đứng dậy trả lời cho mỗi câu hỏi. - HS khác lắng nghe câu trả lời của bạn và đưa ra ý kiến bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm năng lượng Trả lời: *Thảo luận 1: a. Năng lượng chuyển động – động năng; Năng lượng ánh sáng – quang năng. b. Năng lượng chuyển động – động năng. c. Năng lượng nhiệt – nhiệt năng; Năng lượng ánh sáng – quang năng. d. Năng lượng ánh sáng – quang năng. e. Năng lượng ánh sáng – quang năng; Năng lượng sinh học trong các quá trình sinh hóa của cây. f. Năng lượng sinh học trong các quá trình sinh hóa của con người => Khái niệm năng lượng: Tất cả mọi quá trình như: xe chuyển động trên đường, thuyền chuyển động trên nước, bánh được nướng trong lò, đèn chiếu sáng, sự phát triển của thực vật và động vật, sự tư duy của con người đều cần đến năng lượng.
2. Tính chất của năng lượng Năng lượng của một hệ bất kì luôn có một số tính chất sau: - Năng lượng là một đại lượng vô hướng. - Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau. - Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ. - Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là Jun (J). - Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. Một calo là một năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1 g nước thêm 1 cal = 4,184J. Trả lời: *Thảo luận 2: Ta có: 1cal = 4,184J Vậy năng lượng của thỏi socola chứa 280cal sẽ là: 280. 4,814= 1171,52J. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác