Soạn giáo án quốc phòng an ninh 10 chân trới sáng tạo Bài 11: các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án quốc phòng an ninh 10 chân trới sáng tạo Bài 11: các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 11: CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG

TRONG CHIẾN ĐẤU

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu của cá nhân.

-       Thực hành được các động tác kĩ thuật vận động trong chiến đấu và bước đầu biết vận dụng phù hợp với các loại địa hình, địa vật trong các tình huống cụ thể

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

·      Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

-       Năng lực riêng:

·      Trình bày ý nghĩa, tác dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu của cá nhân.

·      Thực hiện được các động tác kĩ thuật vận động trong chiến đấu

·      Vận dụng các động tác kĩ thuật vận động trong chiến đấu phù hợp với các loại địa hình, địa vật trong các tình huống cụ thể.

3. Phẩm chất

-       Trung thực và có trách nhiệm công dân.

-       Yêu nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.

-       Súng tiểu liên SK (CKC), bia số 6, số 7, cờ địch, cờ chỉ huy, còi

-       Bãi tập: vị trí lên lớp và các vị trí cho HS luyện tập

2. Đối với học sinh

-       SGK GDQP 10

-       HS mang, mặc trang phục thống nhất theo quy định, đội mũ cứng, đi giày vải.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò và kích thích HS tìm hiểu các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu ở bài học mới

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách tiếp cận để tiêu diệt địch khi phát hiện địch trong ngồi nhà hoặc sau gốc cây,…

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV xác định vị trí tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục, vật chất; phổ biến các quy định về kỉ luật, trật tự, vệ sinh; quy định các tín hiệu luyện tập.

- GV nêu tên bài, mục tiêu bài học, nội dung trọng tâm.

- GV đặt câu hỏi: Theo em trong chiến đấu, khi phát hiện địch trong ngôi nhà hoặc sau gốc cây,… muốn tiếp cận để tiêu diệt em phải làm gì?

- GV lấy tinh thần xung phong trả lời của 1 – 2 HS trả lời câu hỏi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ổn định trật tự lớp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS thực hiện và trả lời câu hỏi

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.

- GV dựa trên nội dung HS trả lời để dẫn dắt vào nội dung bài học Để biết được các tư thếm động tác cơ bản trong chiến đấu goups chiến sĩ bảo vệ mình và tránh được thương vong trong chiến đấu, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Ý NGHĨA

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

a. Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa quan trọng của các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu đối với người chiến sĩ khi vận động trên chiến trường.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc trước thông tin mục 1 – SGK tr.67, và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu có ý nghĩa rất quan trọng đối với người chiến sĩ khi vận động trên chiến trường?

- GV kết luận về ý nghĩa của các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.67 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về ý nghĩa của các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Ý nghĩa

Các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người chiến sĩ biết lợi dụng địa hình, địa vật đồng thời, quan sát, nắm chắc mọi tình hình, nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, tiêu diệt địch, bảo vệ mình, tránh được thương vong trong chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

 

II. CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRONG CHIẾN ĐẤU

Hoạt động 2: Động tác đi khom

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được trường hợp vận dụng và thực hiện được động tác đi khom trong chiến đấu.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục II.1 – SGK tr.67 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trường hợp vận dụng và các bước thực hiện của động tác đi khom và thực hiện động tác.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Trường hợp vận dụng

- GV chiếu Hình 11.1 giới thiệu về tên  động tác và trường hợp vận dụng của động tác đi khom

 

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục II.1a, thảo luận và trả lời câu hỏi: Người chiến sĩ có thể vận dụng động tác đi khom trong điều kiện địa hình, địa vật thấp hơn tầm ngực không, tại sao?

­- GV lấy tinh thần xung phong kết hợp chỉ định 1- 2 HS trả lời, sau đó nhận xét.

- GV kết luận nội dung: Người chiến sĩ có thể vận dụng động tác đi khom trong điều kiện địa hình, địa vật thấp hơn tầm ngực trong điều kiện đêm tối, trời mưa, sương mù. Bởi vì trong điều kiện đêm tối, trời mưa, sương mù địch khó phát hiện.

* Hành động chiến đấu

- GV giới thiệu với HS: Động tác đi khom khi chiến sĩ giữ súng tiểu liên AK

- GV định hướng HS nghiên cứu SGK tìm hiểu về hành động chiến đấu của động tác đi khom và trả lời câu hỏi:

 + Nêu các bước thực hiện động tác đi khom cao?

+ Nêu điểm khác nhau khi thực hiện động tác đi khom cao và động tác đi khom thấp ?

- GV cho HS lấy vật chất, giãn đội hình mỗi người cách nhau 5 m

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình 11.la; 11.1b, thực hiện động tác. Hết thời gian thu đội hình.

- GV nêu câu hỏi: Trong lớp, em nào xung phong thực hiện động tác đi khom khi được trang bị súng tiểu liên AK?

- GV lấy tinh thần xung phong kết hợp chỉ định 1 - 2 HS thực hiện động tác

+ GV nêu tình huống:

·       Thời gian tác chiến:...

·       Về địch: Địch ở... đang tăng cường quan sát về hướng...

·       Về ta: Chiến sĩ số... đã cơ động đến... được lệnh cơ động đến... gặp tổ trưởng nhận nhiệm vụ.

+ GV kết luận tình huống: Chiến sĩ số... thực hiện động tác đi khom cao từ... đến vị trí tổ trưởng nhận nhiệm vụ.

- GV yêu cầu HS trong lớp nhận xét về nội dung tập của bạn: Em có nhận xét gì về động tác đi khom của bạn? Bạn đã thực hiện đúng với yêu cầu hay chưa?

- GV làm mẫu động tác theo ba bước:

+ Làm nhanh

+ Làm chậm phân tích.

+ Làm tổng hợp gồm tư thế thân người, tư thế súng khi tiến.

- GV lưu ý với HS: Khi đi khom, chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô

-  GV giới thiệu thêm với HS: Khi được trang bị súng CKC, động tác cơ bản như súng AK, chỉ khác tay trái nắm ốp lót tay dưới thước ngắm, tay phải cầm cổ tròn báng súng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục II.1 – SGK tr.67 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về động tác đi khom cao, đi khom thấp  

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

1. Động tác đi khom

a) Trường hợp vận dụng

- Động tác đi khom cao vận dụng khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù địch khó phát hiện.

- Động tác đi khom thấp vận dụng trong trường hợp khi ta ở tương đối gân địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực.

b) Hành động chiến đấu

Mang súng tiêu liên AK

* Động tác đi khom cao:

- Tư thế người: Hai chân chùng xuống, từ bụng trở lên hơi cúi người thấp hơn đi thường, nghiêng sang phải hoặc trái.

- Tư thế súng: Tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vòng cò (nếu người nghiêng sang trái tay cầm súng ngược lại), đầu nòng súng cao ngang tầm mắt

- Khi tiến: Chân sau bước về phía trước đặt cả bàn chân xuống đất, chân trước hơi gập, chân sau cong tự nhiên, cứ như vậy hai chân thay nhau để tiến.

* Động tác đi khom thấp:

Tư thế súng và khi tiến như động tác đi khom cao chỉ khác tư thế người (hai đầu gối chùng thấp hơn, người cúi thấp hơn).

- Chú ý: Khi đi khom, chân không đi nhún nhảy (mổ cò), đầu không nhấp nhô

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Quốc phòng an ninh 10 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác