Soạn giáo án KHTN 6 cánh điều Bài 32. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 6 Bài 32. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 32. NHIÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu.
- Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề
+ Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV:
- Tranh, ảnh về xe máy, ô tô, bếp than, bếp gas...
- Tranh ảnh về dầu mỏ, mỏ than, mỏ khí thiên nhiên,...
- Video tóm tắt về sự hình thành dầu và khí methane
- Tranh ảnh về nhà máy điện gió, vệ tinh, thuyền buồm...
2 - HS : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Khai thác hiểu biết của HS để HS kể tên được một số loại nhiên liệu chủ yếu được sử dụng ở gia đình.
b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng kĩ thuật “cặp đôi”, thu thập ý kiến của HS để kể tên một số nhiên liệu đã biết
- GV yêu cầu HS kể tên nhiên liệu dựa vào kiến thức bản thân, GV ghi các ý kiến lên bảng.
- GV đặt câu hỏi, kích thích tò mò của HS: Các nhiên liệu vừa nêu được dùng để làm gì tại gia đình và tại các nhà máy, xí nghiệp? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn ở bài 32. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm nhiên liệu
a) Mục tiêu: Nêu được nhiên liệu là gì và lấy được ví dụ về một số nhiên liệu phổ biến.
b) Nội dung: GV hướng dẫn, HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS kể tên các loại nhiên liệu và thiết bị sử dụng tương ứng dựa vào kiến thức bản thân. - GV trình bày bảng sao cho nổi bật lên được những ý kiến khác nhau. Từ đó HS tiến hành thảo luận để có được câu trả lời đúng. - GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Trong khoa học và đời sống, còn có thêm các dạng nhiên liệu nào khác không? Ở Việt Nam có các loại nhiên liệu phổ biến nào? Kể tên của một số địa phương có vùng khai thác nhiên liệu lớn ở Việt Nam? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày Bước 4: Kết luận, nhận định - Đánh giá kết quả, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm nhiên liệu - Những vật liệu bị đốt cháy để thu năng lượng nhiệt và ánh sáng gọi là nhiên liệu. - Ví dụ: gỗ, than đá, khí hóa lỏng, than củi, dầu mỏ, xăng... - Một số vùng có nhiên liệu nhiều ở nước ta: Quảng Ninh, Bà rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi... |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 6 cánh diều
Tải giáo án:
Thông tin:
- Giáo án có đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
- Giáo án được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí
Phí giáo án:
- 250k/học kì
- 300k/cả năm
Cách tải giáo án:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức