Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức Chủ đề3 - Tuần 11: ứng phó với thiên tai
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 6 Tuần 11 - tiết 2: ứng phó với thiên tai bộ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TUẦN 11 - TIẾT 2: ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nhận biết được những dấu hiệu của thiên tai;
- Nêu được và biết cách tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai cụ thể;
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn luyện năng lực tự chủ, giải quyết vấn để, thích ứng với cuộc sống, thiết kế và tổ chức hoạt động; phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
~ Tranh ảnh hoặc video (nếu có) về một số loại thiên tai đã xảy ra trên thế giới, ở nước ta và địa phương
- Số liệu, hình ảnh minh hoạ những thiệt hại do thiên tai gây ra cho con người và
kinh tế;
- Máy chiếu, màn hình (nếu có);
- Câu hỏi và tình huống cho trò chơi “Ứng phó với thiên taï. GV dựa vào dấu hiệu của một số loại thiên tai và cách bảo vệ bản thân trong một số tình huống có thiên tai để thiết kế bộ câu hỏi và tình huống.
- Phần thưởng cho đội thắng cuộc và cá nhân tham gia trò chơi.
2. Đối với HS:
- Tìm hiểu, thu thập những thông tin về thiên tai và cách ứng phó với thiên tai.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời.
c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Nếu có điều kiện, GV cho HS xem video bài hát Cơn bão miễn Trung (sáng tác:
Trương Phi Hùng). Khi kết thúc bài hát, GV nêu câu hỏi:
- Bài hát nói về điều gì?
- Nêu cảm nhận của em sau khi xem các hình ảnh và nghe bài hát Cơn bão miên Trung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu hiệu của một số loại thiên tai
a. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số loại thiên tai đã xảy ra ở nước ta và thế giới;
- Nêu được dấu hiệu đặc trưng của một số loại thiên tai phổ biến.
b. Nội dung: thảo luận nhóm để đưa ra dấu hiệu một số loại thiên tai.
c. Sản phẩm: kết quả thảo luận.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS. - Yêu cầu các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy vận dụng những hiểu biết đã lĩnh hội ở môn Lịch sử và Địa lí và những trải nghiệm qua quan sát thực tế, truyền hình,... để thảo luận về dấu hiệu của một số loại thiên tai theo hai gợi ý sau: + Kể tên một số thiên tai mà em biết. Em có ấn tượng nhất với hiện tượng thiên tai nào? + Quan sát các hình ảnh về một số loại thiên tai trong SGK, gọi tên và nêu dấu hiệu đặc trưng của các loại thiên tai đã quan sát. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + Từng thành viên trong nhóm nêu ý kiến cá nhân. Thư kí nhóm ghi lại ý kiến của các thành viên. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. + GV nêu ví dụ minh hoạ về một số thiệt hại do thiên tai gây ra như: trận sóng thần xảy ra tại Nhật Bản năm 2011, cơn bão số 6 Linfa xảy ra vào tháng 10 năm 2020 ở khu vực miền Trung,... Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. - GV mở rộng thêm: + Lốc: Luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động hẹp từ vài kilômét vuông đến vài chục kilômét vuông. Lốc xoáy mạnh có thể tạo thành vòi rồng có khả năng cuốn, hút những vật thể trên đường di chuyển. + Hạn hán: Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước. + Động đất: Có thể là sự rung động rất nhỏ mà con người có thể cảm nhận được, có thể là những chấn động rất lớn có thể phá huỷ hoàn toàn các thành phố, cướp đi tính mạng của hàng triệu người. Tuỳ theo mức độ động đất, các đổ vật trong nhà bị rung lắc, chao đảo mạnh hay yếu. + Sóng thần: Sóng biển rất to, cao đến hàng chục mét do động đất ngầm dưới biển gây ra, có sức tàn phá rất lớn. | 1. Dấu hiệu của một số loại thiên tai Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, sét, mưa lớn lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. - Thiên tai là những tai hoạ lớn do hiện tượng bất thường của thiên nhiên gây nên làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Thiên tai thường gây thiệt hại lớn cho con người. - Mỗi loại thiên tai đều có dấu hiệu đặc trưng, cụ thể như sau: + Bão: Gió xoáy có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật trong phạm vi rộng kèm theo mưa to đến rất to, có sức phá hoại rất lớn, làm đổ cây cối, nhà cửa,... Bão thường phát sinh từ ngoài biển khơi. + Lũ: Nước dâng cao do nước mưa ở vùng đầu nguồn dồn vào dòng sông trong một thời gian ngắn. + Lũ quét: Lũ xảy ra bất ngờ trên sườn dốc và trên các sông suối, dòng chảy xiết, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn trên một phạm vi rộng, có thể cuốn trôi nhà cửa, cây cối, vật nuôi, người. + Lụt: Nước dâng cao do mưa lũ, triểu cường, nước biển dâng gây ra, làm ngập cả một vùng rộng lớn, có thể nhấn chìm nhà cửa, ruộng đồng, cây cối. + Dông, sét: Tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm nổ rền vang liên hồi, gió thổi rất mạnh và mưa to. Sét thường đánh vào những vật thể cao hoặc làm bằng kim loại. + Sạt lở đất: Đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy. => Mỗi loại thiên tai đều có những dấu hiệu nhất định, chúng được biểu hiện qua một số hiện tượng mà con người có thể dự báo và quan sát được. Nhận biết được các dấu hiệu của thiên tai để phòng chống và tự bảo vệ bản thân là rất cần thiết. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức