Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo Chủ đề 7: tìm hiểu nghề truyền thống ở việt nam
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 7: tìm hiểu nghề truyền thống ở việt nam ách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS cần:
- Kể tên được một số nghề truyền thống ở Việt Nam; nêu được hoạt động, yêu cầu cơ bản của các nghề đó; chỉ ra được công cụ chính và sự an toàn khi sử dụng các công cụ lao động của nghề truyền thống.
- Nhận ra một số đặc điểm của bản thân phù hợp với công việc của nghề truyền thống.
- Thể hiện sự tôn trọng và có ý thức giữ gìn nghề truyền thống.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
+ Giới thiệu được các nghề/ nhóm nghề phổ biến ở địa phương và ở Việt Nam, chỉ ra được vai trò kinh tế - xã hội của các nghề đó.
+ Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề mà bản thân quan tâm.
+ Chỉ ra được các công cụ của các ngành nghề, những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra và cách đảm bảo sức khoẻ nghề nghiệp.
+ Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực cơ bản của người lao động
+ Biết giữ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV:
- Yêu cầu HS đọc trước SGK và viết vào vở những nội dung từ đầu đến hết nhiệm vụ 2.
- Tranh ảnh để HS quan sát và tham gia các trò chơi, phiếu học tập.
- Giới thiệu yêu cầu về sản phẩm và tiêu chỉ đánh giá sản phẩm mà HS phải hoàn thành vào tuần 3, 4 của chủ để để thể hiện những hiểu biết về địa danh các làng nghề và hoạt động đặc trưng tạo ra sản phẩm, tuyên truyền giữ gìn và phát huy nghề truyển thống (giúp HS chuẩn bị tâm thế và dần có ý tưởng về sản phẩm).
2. Chuẩn bị của HS:
- Đồ dùng học tập
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.
- Các nguyên vật liệu, dụng cụ để làm nghể truyền thống mà mình yêu thích, lựa chọn.
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động đặc trưng của nghề truyền thống (nhiệm vụ 2).
- Bản tuyên truyền, giới thiệu về nghề truyền thống (nhiệm vụ 6).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:giúp HS có hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của chủ đề và chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
b. Nội dung: GV giới thiệu làng nghề truyền thống của Việt Nam.
c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu các làng nghề truyền thống của Việt Nam thông qua một số bài ca dao và tục ngữ.
Chợ Chì bán xảo bán sàng
Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay
Đình Bảng bán ấm bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
- GV đặt câu hỏi: Qua câu ca dao trên em hãy kể tên các làng nghề được nhắc đến trong bài ca dao?
- HS trả lời. GV kết luận:
· Chợ Chì bán xảo, sàng
· Bắc Ninh bán nhẫn vàng
· Đình Bảng bán ấm, khay
· Phù Lưu họp chợ
- GV dẫn dắt vào chủ đề: Với sự đa dạng của đặc điểm địa hình , điều kiện tự nhiên, đất nước Việt Nam ta có nhiều làng nghề truyền thống, sản phẩm phong phú, đa dạng. Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống. Vậy để hiểu được ý nghĩa của nghề truyền thống và những việc cần làm để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, chúng ta tìm hiểu chủ đề 7: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kể tên nghề truyền thống ở Việt Nam và sản phẩm tiêu biểu
a. Mục tiêu: giúp HS nhận diện được một số nghề truyền thống tiêu biểu 3 miền Bắc, Trung, Nam, về: tên nghề, vị trí địa lí, sản phẩm tiêu biểu.
b. Nội dung:
- Tổ chức trò chơi “Du lịch làng nghề quan tranh”
- Chia sẻ về sản phẩm và những giá trị của làng nghề truyền thống
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||
* Nhiệm vụ 1: Tổ chức trò chơi “Du lịch làng nghề quan tranh” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “Du lịch làng nghề quan tranh”. GV phổ biến cách chơi: + GV phát cho 2 đội chơi 1 phiếu nội dung theo mẫu sau:
+ GV chiếu hình ảnh có liên quan đến các làng nghề truyền thống. Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu trong thời gian 2 phút, đội nào ghi được nhanh và nhiều thì đội đó chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ dung + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. * Nhiệm vụ 2: Chia sẻ về sản phẩm và những giá trị của nghề truyển thống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về những giá trị mà nghề truyền thống mang lại theo hướng dẫn: + Chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 nghề truyền thống để thảo luận. · Nhóm 1: Nghề chế tác đá mĩ nghệ. · Nhóm 2: Nghề làm mắm. · Nhóm 3: Nghề làm nón. · Nhóm 4: Nghề trồng hoa. + Kể tên các sản phẩm của nghề truyền thống đó. + Nêu những giá trị về: kinh tế, văn hoá - xã hội,... của nghề truyền thống đó. - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A3 dưới dạng sơ đồ hoặc sử dụng tranh ảnh,... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. | I. Kể tên nghề truyền thống ở Việt Nam và sản phẩm tiêu biểu - Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ ở Thuận thành, Bắc Ninh với sản phẩm : tranh nghệ thuật dân gian. - Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên, Hà Nội với sản phẩm : tò he - Nghề làm nón làng Chuông ở Thanh Oai, Hà Nội với sản phẩm : nón lá. - Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu, Hòa Bình với sản phẩm : quần áo, khăn, mũ thổ cẩm,… - Nghề trồng chè tại Tân Cương, Thái Nguyên với sản phẩm chè khô. - Nghề làm gốm Thanh Hà ở Hội An với sản phẩm đồ gia dụng và nghệ thuật bằng gốm. - Nghề mây tre đan ở Khoái Châu, Hưng Yên với sản phẩm đồ gia dụng và sản phẩm mây tre đan |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và lưu ý an toàn khi làm nghề truyền thống
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được một số hoạt động đặc trưng của một số nghề, công cụ lao động phù hợp với nghề đó và lưu ý an toàn khi làm về truyền thống.
b. Nội dung:
- Gọi tên và mô tả các hoạt động đặc trưng của một số nghề truyền thống
- Tổ chức triển lãm tranh làng nghề truyền thống ở Việt Nam
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Nhiệm vụ 1: Gọi tên và mô tả các hoạt động đặc trưng của một số nghề truyền thống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và đọc thông tin về hoạt động của một số nghề truyền thống được giới thiệu trong nhiệm vụ 2, trang 60 SGK, xác định đúng các hoạt động đặc trưng của từng nghề được giới thiệu. - GV yêu cấu HS mô tả các hoạt động của nghề làm gốm, dệt vải. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. * Nhiệm vụ 2: Tổ chức triển lãm tranh làng nghề truyền thống ở Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trưng bày các hình ảnh hoạt động đặc trưng của 5 - 6 nghề truyền thống mà các em đã sưu tầm, Ví dụ: nghề lụa, sơn mài, gốm, dệt chiếu, trồng và chế biến chè, đóng phe xuồng,... để tham gia triển lãm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS trao đổi trong nhóm, tổ về cách thức trình bày các tranh ảnh và nội dung phù hợp với từng bức tranh. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung - GV tổng kết và nhận xét phần trình bày của các nhóm theo các tiêu chí: + Hình thức trình bày: phong phú, tự nhiên, sáng tạo (theo nhóm nghề, có thể theo vùng miền). + Nội dung: mô tả đúng hoạt động đặc trưng phù hợp với nghề truyền thống. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV khen ngợi nhóm trình bày tốt và khích lệ nhóm trình bày chưa tốt. + HS ghi bài. * Nhiệm vụ 3: kể tên một số dụng cụ lao động truyền thống và chia sẻ cách sử dụng an toàn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi ghép đôi, một bên là tranh các làng nghề gắn với hoạt động đặc trưng, một bên là dụng cụ lao động. VD: tranh về nghề thêu – ghép với công cụ kim thêu,... - GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS dựa vào hiểu biết kết hợp đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. | II. Hoạt động đặc trưng và lưu ý an toàn khi làm nghề truyền thống 1. Gọi tên và mô tả các hoạt động đặc trưng của một số nghề truyền thống - Nghề làm gốm: quy trình tạo ra sản phẩm gốm gồm: làm đất => tạo hình sản phẩm gốm => trang trí hoa văn => tráng men => nung đốt sản phẩm. - Nghề dệt vải: quy trình tạo ra sản phẩm thổ cẩm truyền thống gồm: bật bông tơi => kéo thành sợi dài => xe bông thành chỉ => ngâm màu => phơi khô => dệt thành tấm vải. 2. Tổ chức triển lãm tranh làng nghề truyền thống ở Việt Nam Trưng bày các sản phẩm, với tiêu chí: + Hình thức trình bày: phong phú, tự nhiên, sáng tạo (theo nhóm nghề, có thể theo vùng miền). + Nội dung: mô tả đúng hoạt động đặc trưng phù hợp với nghề truyền thống.
3. Kể tên một số dụng cụ lao động truyền thống và chia sẻ cách sử dụng an toàn VD: - Nghề đúc đồng cần dụng cụ: kẹp, gắp, khuôn đúc,… - Nghề mộc cần dụng cụ: bào, đục,… - Nghề thêu cần dụng cụ: kim thuê,… - Sử dụng an toàn dụng cụ lao động: + Sử dụng dụng cụ phù hợp với vật liệu và thao tác + Cần phải có đồ bảo hộ lao động phù hợp + Không hướng phần sắc nhọn vào mình, vào người khác + Khi làm cần tuyệt và cẩn thận.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức