Lý thuyết trọng tâm vật lí 11 kết nối bài 22: Cường độ dòng điện

Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 11 kết nối bài 22: Cường độ dòng điện. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

1. Thí nghiệm

2. Công thức tính cường độ dòng điện

Trong Vật lí, người ta gọi độ lớn của điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn trong một đơn vị thời gian là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, được xác định bằng công thức:

$I=\frac{\Delta q}{\Delta t}$

Trong đó: đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A), điện lượng là culong (C), thời gian là giây (s).

Ý nghĩa của đơn vị điện lượng culong: 1 culong là tổng điện lượng của các hạt mang điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s bởi dòng điện có cường độ 1 A.

II. LIÊN HỆ GIỮA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VỚI MẬT ĐỘ VÀ TỐC ĐỘ CỦA CÁC HẠT MANG ĐIỆN

1. Dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại

Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương. Như vậy, trong dây dẫn kim loại, chiều dòng điện ngược với chiều dịch chuyển của các electron tự do.

2. Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện

Theo định nghĩa cường độ dòng điện, ta xác định được cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại như sau:

I = Snve

Trong đó

  • S là diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn
  • n là mật độ hạt mang điện
  • v là tốc độ dịch chuyển có hướng của electron
  • e là độ lớn điện tích của electron

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác