Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 cánh diều bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 cánh diều bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. GIA TỐC

Gia tốc là đại lượng vectơ, được xác định bằng độ thay đổi vận tốc trong một đơn vị thời gian 

$\vec{a}=\frac{\Delta \vec{v}}{\Delta t}$

Trong đó: 

  • $\vec{a}$ là vectơ gia tốc 
  • $\Delta \vec{v}$ là độ thay đổi của vectơ vận tốc 
  • ∆t là khoảng thời gian cần để có được sự thay đổi đó.

Nếu trong khoảng thời gian ∆t, vật chuyển động thẳng, vận tốc thay đổi từ v$_{1}$ đến v$_{2}$ thì giá trị gia tốc là: 

$a=\frac{v_{2}-v_{1}}{\Delta t}$

Đơn vị đo gia tốc: m/s$^{2}$

II. VẼ ĐỒ THỊ VẬN TỐC – THỜI GIAN TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG.

Đồ thị vận tốc – thời gian 

Đồ thị vận tốc – thời gian

Nhận xét: 

  • Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian có giá trị bằng gia tốc của chuyển động 
  • Độ dốc càng lớn, gia tốc càng lớn 
  • Nếu độ dốc là âm và vật đang chuyển động với vận tốc theo chiều được quy ước là dương thì gia tốc của vật mang giá trị âm => vật đang chuyển động chậm dần. 

III. TÍNH GIA TỐC VÀ ĐỘ DỊCH CHUYỂN TỪ ĐỒ THỊ VẬN TỐC – THỜI GIAN. 

1. Tính gia tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian 

Cách tính gia tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian

Cách tính gia tốc từ đồ thị vận tốc – thời gian: 

  • Sử dụng tam giác với cạnh ∆v biểu thị độ thay đổi vận tốc; cạnh ∆t biểu thị thời gian. 
  • Tính gia tốc: Trong 5 giây đầu tiên, gia tốc có giá trị không đổi: 

$a=\frac{\Delta v}{\Delta t}=\frac{20m/s-0m/s}{5s}=4m/s^{2}$

2. Tính độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc – thời gian

VD: Tính độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc – thời gian (chuyển động thẳng với vận tốc biến đổi đều) 

Tính độ dịch chuyển từ đồ thị vận tốc – thời gian (chuyển động thẳng với vận tốc biến đổi đều)

Độ dịch chuyển là diện tích của tam giác được tô màu: 

d = $\frac{1}{2}$ x 10 m/s x 5 s = 25 m

Kết luận: Có thể tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng bằng diện tích khu vực dưới đường biểu diễn vận tốc – thời gian. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức vật lí 10 CD bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian, kiến thức trọng tâm vật lí 10 cánh diều bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian, Ôn tập vật lí 10 cánh diều bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian

Bình luận

Giải bài tập những môn khác