Lý thuyết trọng tâm toán 6 cánh diều bài 4: Phép nhân, phép chia phân số

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 6 cánh diều bài 4: Phép nhân, phép chia phân số. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

1.1. Quy tắc nhân hai phân số 

VD:$\frac{-6}{5}.\frac{4}{7}=\frac{-6.4}{5.7}=\frac{-24}{35}$

Quy tắc nhân hai phân số: 

Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau và nhân các mẫu với nhau.

$\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}$ với b ≠ 0 và d ≠ 0

Luyện tập 1

a)$\frac{-9}{10}.\frac{25}{12}=\frac{-9.25}{10.12}=\frac{-3.3.5.5}{2.5.3.4}=\frac{-15}{8}$

b)$(-\frac{3}{8}).\frac{-12}{5}=\frac{-3.(-12)}{8.5}=\frac{36}{40}=\frac{9}{10}$

* Lưu ý:

Muốn nhân một số nguyên với một phân số (hoặc nhân một phân số với một số nguyên), ta nhân số nguyên với tử của phân số và giữ nguyên mẫu của phân số đó:

$m.\frac{a}{b}=\frac{m.a}{b};\frac{a}{b}.n=\frac{a.n}{b}$ với b ≠ 0

Luyện tập 2

a) $8.\frac{(-5)}{6}=\frac{8.(-5)}{6}=\frac{-40}{6}=\frac{-20}{3}$

b) $\frac{5}{11}.(-14)=\frac{5.(-14)}{21}=\frac{-70}{21}=\frac{-10}{3}$

2. Tính chất của phép nhân phân số

- Giống như phép nhân số tự nhiên, phép nhân phân số cũng có các tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng và phép trừ.

a) Tính giao hoán 

$\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{c}{d}.\frac{a}{b}$ (b≠0;d≠0)

b) Tính chất kết hợp 

$(\frac{a}{b}.\frac{c}{d}).\frac{p}{q}=\frac{a}{b}.(\frac{c}{d}.\frac{p}{q})$ (b ≠ 0;  d ≠ 0, q ≠ 0)

c) Nhân với 1 

$1.\frac{a}{b}=\frac{a}{b}.1=\frac{a}{b}$ với b ≠ 0

c) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :

$\frac{a}{b}.(\frac{c}{d}+\frac{p}{q})=\frac{a}{b}.\frac{c}{d}+\frac{a}{b}.\frac{p}{q}$(b ≠ 0 ; d ≠ 0 ; q ≠ 0)

Luyện tập 3

$\frac{-9}{7}.(\frac{14}{15}-\frac{-7}{9})=\frac{-9}{7}.\frac{-7}{9}-\frac{-9}{7}.\frac{14}{15}$

$=1-\frac{-9.14}{7.15}=1-\frac{-3.3.7.2}{7.3.5}=1+\frac{6}{5}=\frac{11}{5}$

2. PHÉP CHIA PHÂN SỐ

Phân số nghịch đảo của phân số $\frac{3}{2}$ là phân số $\frac{2}{3}$

Kết luận

Phân số $\frac{b}{a}$ gọi là phân số nghịch đảo của phân số $\frac{a}{b}$ với a ≠ 0, b ≠ 0.

Chú ý:

Tích của một phân số với phân số nghịch đảo của nó thì bằng 1.

Luyện tập 4 

a)  $\frac{11}{-4}$                      b)$\frac{-17}{7}$

VD: $\frac{8}{3}:\frac{3}{2}=\frac{8}{3}.\frac{2}{3}=\frac{16}{9}$

Tương tự: $\frac{-7}{-4}:\frac{5}{-3}=\frac{-7}{-4}.\frac{-3}{5}=\frac{21}{-20}$

Kết luận:

Muốn chia một phân số cho một phân số khác 0, ta nhân số bị chia với phân số nghịch đảo của số chia:

$\frac{a}{b}:\frac{c}{d}=\frac{a}{b}.\frac{d}{c}=\frac{a.d}{b.c}$ với b, c, d khác 0

Chú ý:

Ta có: $a:\frac{c}{d}=\frac{a.d}{c}$ (c, d ≠ 0)

            $\frac{a}{b}:c=\frac{a}{b.c}$ (b, c ≠ 0) 

Thứ tự thực hiện các phép tính với phân số (trong biểu thức không chứa dấu ngoặc hoặc có chứa dấu ngoặc) cũng giống như thứ tự thực hiện các phép tính với số nguyên.

Luyện tập 5

a)$\frac{-9}{5}:\frac{8}{3}=\frac{-9}{5}.\frac{3}{8}=\frac{-27}{40}$

b) $\frac{-7}{9}:(-5)=\frac{-7}{9.(-5)}=\frac{7}{45}$

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 6 CD bài 4: Phép nhân, phép chia phân số, kiến thức trọng tâm toán 6 cánh diều bài 4: Phép nhân, phép chia phân số, Ôn tập toán 6 cánh diều bài 4: Phép nhân, phép chia phân số

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều