Lý thuyết trọng tâm tin học 11 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 11 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LỢI ÍCH CỦA NGÔN NGỮ TRUY VẤN

  • SQL được phát triển từ những năm 1970, ngày nay đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng hết sức phổ biến mà hầu hết các hệ QTCSDL đều hỗ trợ.
  • SQL có ba thành phần:
    • DDL (Data Definition Language – ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu)
    • DML (Data Manipulation Language – ngôn ngữ thao tác dữ liệu)
    • DCL (Data Control Language – ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu).

Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố trang 71 SGK:

1.

  CREATE TABLE casi (

      Sid INT,

      TenCS VARCHAR (128)

);

2.

ALTER TABLE casi ADD PRIMARY KEY (Sid);

II. KHỞI TẠO CSDL

  • Để tạo ra một CSDL, trước hết phải thực hiện câu truy vấn yêu cầu tạo lập CSDL:

       CREATE DATABASE ten_CSDL ;

→ Tên CSDL chỉ gồm các kí tự La-tinh và chữ số, không chứa kí tự trống và các kí tự đặc biệt.

  • Sau khi đã tạo CSDL, có thể thực hiện các câu truy vấn tạo bảng dữ liệu với mô tả đầy đủ cấu trúc của bảng: tên bảng, danh sách các tên trường và kiểu dữ liệu tương ứng.

→ Tên bảng và tên trường cũng tuân thủ quy tắc đặt tên giống với tên CSDL.

CREATE TABLE tên_bảng (danh sách các tên trường và kiểu dữ liệu) ;

  • Có thể sửa chữa, thay đổi cấu trúc của bảng, thêm khóa chính, khóa ngoài với câu truy vấn ALTER:

ALTER TABLE tên_bảng Yêu cầu thay đổi;

→ Yêu cầu thay đổi có thể là thêm trường với kiểu dữ liệu xác định hay thêm khóa chính, khóa ngoài.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố trang 72 SGK:

1. SELECT Aid, tenNS FROM nhacsi ;

2. INSERT INTO casi VALUES (‘TK’, ‘Nguyen Trung Kien’) ;

INSERT INTO casi VALUES (‘QD’, ‘Quy Duong’) ;

INSERT INTO casi VALUES (‘YM’, ‘Y Moan’);

III. CẬP NHẬT VÀ TRUY XUẤT DỮ LIỆU

  • Toàn bộ việc truy xuất dữ liệu theo mọi yêu cầu, hoàn cảnh sẽ được thực hiện bởi câu truy vấn SELECT.

 SELECT danh sách các trường

  FROM danh sách các bảng

  WHERE điều kiện

  ORDER BY yêu cầu sắp xếp ;

  • Mệnh đề JOIN là mệnh đề sử dụng khi muốn thực hiện liên kết các bảng theo khóa ngoài của một bảng với khóa chính của bảng khác.

SELECT danh sách các trường

  FROM tên_bảng_1 INNER JOIN ten_bảng_2 ON điều kiện

→ Điều kiện sau ON là điều kiện so sánh bằng giữa khóa ngoài và khóa chính.

  • Các câu truy vấn cập nhật dữ liệu sẽ bao gồm: thêm mới (INSERT), sửa chữa (UPDATE) và xóa dữ liệu (DELETE).

INSERT INTO tên_bảng VALUES (danh sách các giá trị) ;

UPDATE tên_bảng SET tên_trường = giá trị WHERE điều kiện ;

DELETE FROM tên_bảng WHERE điều kiện ;

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức tin học 11 KNTT bài 14 SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc, kiến thức trọng tâm tin học 11 kết nối bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc, Ôn tập tin học 11 kết nối bài SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác