Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 38: Hệ nội tiết ở người
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 38: Hệ nội tiết ở người. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. Các tuyến nội tiết trong cơ thể người
1. Chức năng của các tuyến nội tiết
Tuyến nội tiết | Chức năng |
Tuyến yên | - Tiết hormone kích thích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. - Tiết hormone ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lí trong cơ thể (sự tăng trưởng cơ, xương; sự trao đổi nước ở thận; sự co thắt cơ trơn ở tử cung;...) |
Tuyến giáp | - Hormone TH chứa iodine có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào. Hormone calcitonin tham gia điều hòa calcium, phosphorus trong máu. |
Tuyến tụy | - Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy đổ vào tá tràng. - Chức năng nội tiết: tiết ra các hormone insulin và glucagon có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagon làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm. |
Tuyến trên thận | - làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản góp phần làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. - điều hòa nồng độ glucose, muối sodium và potassium trong máu - điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam |
Tuyến sinh dục | - kích thích sự sinh tinh trùng ở nam; - kích thích sự phát triển và rụng trứng ở nữ - gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. |
2. Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng.
- Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.
- Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết.
- Các tuyến nội tiết ở người: Tuyến yên; tuyến giáp; tuyến tụy; tuyến trên thận; tuyến sinh dục
- Các tuyến nội tiết tiết ra các hormone giúp điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan nói riêng và cơ thể nói chung.
II. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết
a) Bệnh đái tháo đường
Biểu hiện của bệnh: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân, có thể gây mù loà....
Biện pháp phòng bệnh: nên hạn chế đường, muối trong thức ăn; không nên dùng rượu, bia, nước ngọt có ga; ăn nhiều quả và rau xanh; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.
b) Bệnh bướu cổ do thiếu iodine
Biểu hiện của bệnh bướu cổ: trẻ chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, ở người lớn sẽ dẫn đến trí nhớ giảm sút, hoạt động thần kinh suy giảm, tuyến giáp phì đại nên có bướu ở cổ.
Biện pháp phòng bệnh: bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể, đặc biệt là iodine; không ăn quá nhiều các thực phẩm không có lợi cho tuyến giáp như bắp cải trắng, bắp cải tím; tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại từ môi trường;...
Khi mắc các bệnh nội tiết dẫn đến hệ thống mất đi sự cân bằng trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Một số biện pháp phòng chống bệnh:
- Bổ sung thức ăn có chứa iodine trong khẩu phần ăn
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn có hàm lượng đường quá cao
- Tiêm vaccine phòng một số bệnh như viêm não Nhật Bản,...
- Ngủ đủ giấc
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận