Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 31: Hệ vận động ở người

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 31: Hệ vận động ở người. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Cấu tạo và chức năng của hệ vận động.

1. Cấu tạo của hệ vận động

Phân loại xương:

  • Ở đầu (xương đầu): Xương sọ não, xương sọ mặt.
  • Ở thân (xương thân): xương ức, xương sườn và xương sống.
  • Ở chân và tay (xương chi): xương tay, xương chân. 

- Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng.

- Các cơ chính trên hệ vận động: Cơ đầu, cơ thân, cơ tay, cơ chân

- Vị trí các cơ: cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết nư dây chằng, gân.

2. Chức năng của hệ vận động

- Chức năng:

  • Bộ xương: tạo khung cơ thể, giúp cơ thể có hình dạng nhất đinh và bảo vệ cơ thể.
  • Cơ: khi cơ co và dãn sẽ làm xương cử động giúp cơ thể di chuyển và vận động.
  • Khi cơ có: bắp cơ có ngắn lại làm cho xương cánh tay và cẳng tay gần nhau hơn.
  • Khi cơ duỗi: bắp cơ duỗi dài ra làm cho xương cánh tay và cẳng tay duỗi thẳng,
  • Khi co cánh tay và cẳng tay gập lại tạo tư thế đòn bẩy, trong hệ đòn bẩy của tay gốm một vật được sử dụng với một điểm tựa hay là điểm quay (cánh tay) để làm biến đổi tác dụng của mọi vật lên một vài khác (căng tay), nhờ đó làm tăng khả năng chịu lực của tay. Như vậy, tay ở tư thế cơ có khả năng chịu tải tốt hơn.

II. Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động

- Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động như cong vẹo cột sống, loãng xương,... 

- Nguyên nhân có thể do tư thế hoạt động không đúng, chế độ dinh dưỡng, lười vận động, tuổi tác,...

- Cần có chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, hợp lí để bảo vệ hệ vận động.

III. Ý nghĩa của tập thể dục, thể thao

HĐ1. Tập thể dục, thể thao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của hệ vận động: 

  • kích thích tăng chiều dài và chu vi của xương; 
  • giúp cho cơ và xương phát triển hài hoà: cơ bắp nở nang, rắn chắc; 
  • tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, nhất là với HS ở độ tuổi dậy thì.

HĐ2. Lựa chọn phương pháp luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi như:

  • tập luyện theo các bài thể dục, thể thao trong môn Giáo dục thể chất;
  • các bài tập yoga phù hợp với lứa tuổi; …
  • Luyện tập thể dục, thể thao giúp bảo vệ hệ vận động và nâng cao sức khoẻ.

IV. Thực hành: Sơ cứu băng bó khi người khác bị gãy xương

1. Nguyên nhân gãy xương:

- Tai nạn giao thông

- Tai nạn do thể dục thể thao

- Tai nạn sinh hoạt

- Tai nạn học đường

2. Hậu quả và cách phòng tránh gãy xương:

* Hậu quả

- Teo cơ, cứng khớp

- Sau 4-6 tháng xương không liền phải phẫu thuật kết hợp xương, ghép xương

- Viêm xương.

* Cách phòng tránh:

- Tham gia giao thông an toàn, tuân thủ luật lệ giao thông

- Thể dục thể thao lành mạnh

- Sinh hoạt, học tập cẩn thận, an toàn

3. Các thao tác chuẩn bị, sơ cứu người bị nạn 

- Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý: không làm xê dịch vị trí xương bị gãy, không buộc quá chặt làm máu khó lưu thông, các nẹp không gây sây sát da.

- Các dụng cụ tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế như nẹp bằng thanh kim loại, xốp, bìa cứng, dây nilon, dây nhựa, các loại dây làm từ thực vật,...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 31: Hệ vận động ở người, kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 31: Hệ vận động ở người, nội dung chính bài 31: Hệ vận động ở người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác