Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 24: CƯỜNG DỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ

I. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐỆN

1. THÍ NGHIỆM

Dòng điện càng mạnh (yếu) thì số chỉ ampe kế càng lớn (nhỏ) và bóng đèn sáng càng mạnh (yếu).

2. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

- Cường độ dòng điện đặc trưng cho mức độ mạnh, yếu của dòng điện

- Đơn vị đo cường độ dòng điện: ampe (A); miliampe (mA) 

1A = 1000 mA 

- Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện 

- Kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện: 

Trả lời câu hỏi (SGK – 100)

Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho ampe kế nối tiếp với dụng cụ muốn đo cường độ dòng điện. Chốt dương (+) của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện. Không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và nguồn điện

II. HIỆU ĐIỆN THẾ

1. THÍ NGHIỆM

- Số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 1,5 V nhỏ hơn số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 3 V nhỏ hơn số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 4,5 V.

- Nhận xét: Nguồn điện có số vôn càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện càng lớn.

2. HIỆU ĐIỆN THẾ

- Khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay acquy) được đo bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó

- Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế, có đơn vị là vôn (V), milivon (mV), kilôvôn (kV).

1 mV = 0,001 V

1 kV = 1000 V 

- Trong sơ đồ mạch điện, vôn kế được kí hiệu như sau: 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế , kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế, nội dung chính bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác