Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 8 kết nối bài 7 Truyền và biến đổi chuyển động

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 8 kết nối tri thức bài 7 Truyền và biến đổi chuyển động. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG 

I. Một số cơ cấu truyền chuyển động

1. Truyền động ma sát

- Khái niệm: 

  • Là cơ cấu truyền chuyển động từ một vật (vật dẫn) tới một vật khác (vật bị dẫn) nhờ lực ma sát.
  • Trong các bộ truyền động ma sát, phổ biến nhất là truyền động đai.

- Cấu tạo: bánh dẫn, bánh bị dẫn và dây đai.

- Nguyên lí làm việc: Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và hai bánh dẫn, bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) sẽ quay với tốc độ n2 (vòng/phút).

- Ứng dụng: máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo,...

2. Truyền động ăn khớp

- Khái niệm: Là cơ cấu truyền chuyển động từ vật dẫn tới vật bị dẫn qua các cơ cấu ăn khớp. 

- Truyền động bánh răng, truyền động xích là hai cơ cấu truyền chuyển động ăn khớp phổ biến.

- Các bộ truyền động ăn khớp:

- Truyền động bánh răng:

  • Bánh dẫn.
  • Bánh bị dẫn.

- Truyền động xích:

  • Đĩa dẫn.
  • Đĩa bị dẫn.
  • Xích.

- Nguyên lí làm việc: Khi bánh dẫn hoặc đĩa dẫn (1) (có số răng Z1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút), nhờ ăn khớp giữa hai bánh răng (hoặc giữa xích và đĩa xích), bánh bị dẫn hoặc đĩa bị dẫn (2) (có số răng Z2) sẽ quay với tốc độ n2 (vòng/phút).

- Ứng dụng:

  • Bộ truyền động bánh răng: đồng hồ, hộp số xe máy,...
  • Bộ truyền động xích: xe máy, máy nâng chuyền,...

II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

1. Cơ cấu tay quay con trượt

- Khái niệm: Cơ cấu tay quay con trượt biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.

- Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.

- Nguyên lí làm việc: Khi tay quay (1) quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động trong, làm cho con trượt (3) chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (4). Nhờ đó chuyển động tròn của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

- Ứng dụng: máy khâu đạp chân, máy hơi nước....

2. Cơ cấu tay quay thanh lắc

- Khái niệm: Cơ cấu tay quay thanh lắc biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.

- Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ.

- Nguyên lí làm việc: Khi tay quay AB quay đều quanh trục A, thông qua thành truyền BC, làm thanh lắc CD lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.

- Ứng dung: máy dệt, máy khâu đạp chân,...


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 7 Truyền và biến đổi chuyển động, kiến thức trọng tâm công nghệ 8 kết nối bài 7 Truyền và biến đổi chuyển động, nội dung chính bài 7 Truyền và biến đổi chuyển động

Bình luận

Giải bài tập những môn khác