Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 8 kết nối bài 19 Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 8 kết nối tri thức bài 19 Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 19: CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ KĨ THUẬT

I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾN TRÌNH THIẾT KẾ KĨ THUẬT

Thiết kế kĩ thuật gồm các bước cơ bản: 

- Bước 1: Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

- Bước 2: Tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp. 

- Bước 3: Xây dựng nguyên mẫu. 

- Bước 4: Thử nghiệm và đánh giá.

- Bước 5: Lập hồ sơ kĩ thuật.

II. NỘI DUNG CÁC BƯỚC TRONG THIẾT KẾ KĨ THUẬT

2.1 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ, XÂY DỰNG TIÊU CHÍ

- Bắt đầu thực hiện thiết kế sản phẩm, người thiết kế cần xác định rõ vấn đề, mô tả cụ thể tình huống thực tế:

  • Vấn đề, nhu cầu chính cần giải quyết là gì?
  • Tại sao cần phải giải quyết vấn đề đó?
  • Vấn đề được giải quyết mang lại lợi ích gì, cho ai?
  • Cần thiết kế sản phẩm gì? Sản phẩm được thiết kế cần đạt tiêu chí gì?

2.2 TÌM HIỂU TỔNG QUAN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

- Tìm hiểu tổng quan cần tổng hợp thông tin khoa học liên quan đến sản phẩm và các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường để:

  • Có có sở khoa học và công nghệ giúp giải quyết vấn đề.
  • Kế thừa ưu điểm của giải pháp cũ.
  • Đánh giá nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm dự kiến thiết kế.

- Đề xuất một số giải pháp; đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi giải pháp để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất trên cơ sở điều kiện kinh tế, nguồn lực sản xuất, thời gian,... Giải pháp được lựa chọn cần bám sát tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

2.3 XÂY DỰNG NGUYÊN MẪU

- Giải pháp lựa chọn cần được thể hiện dưới dạng bản vẽ chi tiết có đầy đủ thông tin để chế tạo nguyên mẫu. Trên cơ sở đó, xác định kết cấu, chuẩn bị và tính toán vật liệu, lập kế hoạch và tiến hành chế tạo nguyên mẫu.

- Nguyên mẫu là phiên bản đầu tiên của sản phẩm, có thể được làm bằng vật liệu khác với sản phẩm cuối cùng để tiết kiệm thời gian và chi phí. Mẫu này được kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

2.4 THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ

- Nguyên mẫu được thử nghiệm, đo lường các thông số kĩ thuật, so sánh với các tiêu chí đã đặt ra cho sản phẩm. Trên cơ sở đó, thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho tới khi đáp ứng được các tiêu chí đã nêu của sản phẩm.

- Quá trình thử nghiệm, đánh giá thường có sự tham gia của chuyên gia, khách hàng vùng với nhà thiết kế.

- Máy tính và các phần mềm mô phỏng hỗ trợ rất tốt việc thiết kế và thử nghiệm sản phẩm nên một số trường hợp sẽ không cần chế tạo nguyên mẫu.

2.5 LẬP HỒ SƠ KĨ THUẬT

- Hồ sơ kĩ thuật bao gồm:

  • Bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm.
  • Các tài liệu liên quan đến hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, vận hành và sửa chữa sản phẩm.

- Nhà thiết kế có thể công bố kết quả hoặc đăng kí bản quyền sáng chế nếu giải pháp có tính mới và tính sáng tạo.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 19 Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật, kiến thức trọng tâm công nghệ 8 kết nối bài 19 Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật, nội dung chính bài 19 Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác