Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 8 kết nối bài 16 Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 8 kết nối tri thức bài 16 Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 16: MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG, MÔ ĐUN CẢM BIẾN

I. SƠ ĐỒ KHỐI MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG MÔ ĐUN CẢM BIẾN

- Cấu tạo: Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến thường gồm có một số thành phần chính như mô đun cảm biến, đối tượng điều khiển và nguồn điện.

- Sơ đồ khối:

Sơ đồ khối

- Khi có nguồn điện cung cấp cho mạch điện, cảm biến trên mô đun thu nhận tín hiệu đầu vào từ môi trường xung quanh và chuyển thành tín hiệu đầu ra điều khiển để đóng hoặc cắt nguồn điện cấp cho đối tượng điều khiển (phụ tải).

II. LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG MÔ ĐUN CẢM BIẾN

2.1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

a) Các bước tiến hành

- Bước 1: Tìm hiểu về mô đun cảm biến

Xác định vị trí cổng đầu vào nguồn cấp va vị trí cổng đầu ra điều khiển của mô đun.

- Bước 2: Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện

Xác định các thành phần chính và cách đấu nối của mạch điện.

- Bước 3: Chuẩn bị

Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ mạch điện.

- Bước 4: Lắp ráp mạch điện

Tiến hành đấu nối theo sơ đồ mạch điện.

- Bước 5: Vận hành mạch điện

Cấp nguồn và kiểm tra hoạt động của mạch điện. Đánh giá và điều chỉnh.

b) Tiêu chí đánh giá

- Tiến hành đúng trình tự.

- Đầu nối đúng, chắc chắn, an toàn.

- Mạch hoạt động đúng chức năng.

2.2 THỰC HÀNH LẮP RÁP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG MÔ ĐUN CẢM BIẾN

a) Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng

Bước 1: Tìm hiểu về mô đun cảm biến ánh sáng

- Cổng đầu ra điều khiển: 

  • Tiếp điểm thường mở (1).
  • Đầu nối chung (2).
  • Tiếp điểm thường đóng (3).

- Cổng nối nguồn cấp cho mô đun:

  • Đầu nối GND để nối với cực (-) của nguồn.
  • Đầu nối VCC để nối với cực (+) của nguồn.

- Trên mô đun còn gắn biến trở tinh chỉnh để chiều chỉnh ngưỡng ánh sáng tác động đầu vào cảm biến.

Bước 2: Tìm hiểu về sơ đồ của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng

- Khi có nguồn cấp cho mạch điện, nếu sánh sáng cấp vào cảm biến ánh sáng thay đổi (sáng hoặc tối), mạch điện có thể tự động điều khiển để bật hoặc tắt đèn LED.

Bước 3: Chuẩn bị

Bước 4: Lắp ráp mạch điện

Bước 5: Vận hành mạch điện

- Kiểm tra các vị trí đầu nối đảm bảo đúng, chắc chắn và an toàn.

- Bật công tắc cấp nguồn cho mạch điện.

- Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo chức năng: Thay đổi nguồn sáng chiếu vào cảm biến ánh sáng, mạch điện tự động tắt đèn LED khi trời sáng hoặc bật sáng đèn LED khi trời tối.

- Đánh giá hoạt động của mạch điện và điều chỉnh.

b) Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ 

Bước 1: Tìm hiểu về mô đun cảm biến nhiệt độ

- Cổng đầu ra điều khiển: 

  • Tiếp điểm K0.
  • Tiếp điểm K1.

- Cổng nối nguồn cấp cho mô đun:

  • Đầu nối GND để nối với cực (-) của nguồn.
  • Đầu nối +12V để nối với cực (+) của nguồn.

- Trên mô đun có màn hình hiển thị số và các nút cài đặt để điều chỉnh tăng hoặc giảm nhiệt độ giới hạn.

Bước 2: Tìm hiểu về sơ đồ của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ

- Khi có nguồn cấp cho mạch điện, cài đặt nhiệt độ giới hạn. Thay đổi nhiệt độ cấp vào cảm biến so với mức nhiệt độ đã cài đặt, mạch điện có thể tự động điều khiển để bật hoặc tắt quạt.

Bước 3: Chuẩn bị

Bước 4: Lắp ráp mạch điện

Bước 5: Vận hành mạch điện

- Kiểm tra các vị trí đầu nối đảm bảo đúng, chắc chắn và an toàn.

- Bật công tắc cấp nguồn cho mạch điện.

- Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo chức năng: 

  • Cài đặt nhiệt độ giới hạn bằng cách sử dụng các nút tăng hoặc giảm trên mô đun.
  • Thay đổi nhiệt độ tác động vào cảm biến nhiệt độ sẽ điều khiển tự động bật hoặc tắt quạt điện.

- Đánh giá hoạt động của mạch điện và điều chỉnh.

c) Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm

Bước 1: Tìm hiểu về mô đun cảm biến độ ẩm 

- Cổng đầu ra điều khiển: 

  • Tiếp điểm thường mở (1).
  • Đầu nối chung (2).
  • Tiếp điểm thường đóng (3).

- Cổng nối nguồn cấp cho mô đun: 

  • Đầu nối GND nối với cực (-) của nguồn. 
  • Đầu nối VCC để nối với cực (+) của nguồn.

Bước 2: Tìm hiểu về sơ đồ của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm

- Khi có nguồn cấp cho mạch điện, cảm biến độ ẩm thu nhận độ ẩm của đất và biến đổi thành tín hiệu để mạch điện điều khiển tự động hoặc tắt máy bơm.

Bước 3: Chuẩn bị

Bước 4: Lắp ráp mạch điện

Bước 5: Vận hành mạch điện

- Kiểm tra các vị trí đầu nối đảm bảo đúng, chắc chắn và an toàn.

- Bật công tắc cấp nguồn cho mạch điện.

- Kiểm tra hoạt động của mạch điện theo chức năng: thay đổi độ ẩm vào cảm biến độ ẩm, mạch điện sẽ tự động bật hoặc tắt máy bơm.

- Đánh giá hoạt động của mạch điện và điều chỉnh.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 16 Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến, kiến thức trọng tâm công nghệ 8 kết nối bài 16 Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến, nội dung chính bài 16 Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến

Bình luận

Giải bài tập những môn khác