Giới thiệu về Nguyễn Dữ và thể loại truyền kì “Truyện kì mạn lục”

Đề bài: Giới thiệu về Nguyễn Dữ và thể loại truyền kì “Truyện kì mạn lục”

Giới thiệu về Nguyễn Dữ và thể loại truyền kì “Truyện kì mạn lục”

Bài làm:

Nhắc đến Nguyễn Dữ là nhắc đến một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 15. Một trong những nhà văn đã góp phần làm giàu thêm kho tàng văn học đồ sộ của nước nhà với thể loại truyện truyền kì. Mà tiêu biểu trong đó phải kể đến là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tài năng, kiến thức uyên bác mà còn chất chứa những hoài bão nguyện vọng thầm kín về khát vọng hạnh phúc, sự công bằng trong cuộc sống.

Nguyễn Dữ hiện năm sinh năm mất vẫn chưa rõ, là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu quê ở làng Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc xưa nay là Đỗ Lâm huyện Tứ Lộc tỉnh Hải Dương. Sinh thời ông xuất thân trong một gia đình có nền tảng nho giáo cha đậu tiến sĩ khoa Bính Thìn  vào năm 1496. Ông được xem như một trong những người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm và là bạn học của Phùng Khắc Khoan.

Ngay từ khi còn nhỉ Nguyễn Dữ đã tỏ ra là một người chăm học, học rộng nhớ nhiều từng ôm ấp hi vọng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Lớn lên sau khi thi đỗ làm tri huyện Thanh Tuyền được một năm thì ông xin từ quan về quê nuôi mẹ già. Trong thời gian này ông đã miệt mài ghi chép gửi gắm ý tưởng của mình để hoàn thành tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn : Truyện kì mạn lục.

Tác phẩm Truyện Kì mạn lục được đánh giá là một thiên cổ kỳ bút. Bao gồm có 20 truyện có ảnh hưởng vô cùng lớn trong đời sống văn học nước nhà đương thời cũng như các thế kỉ sau này. Truyện kù mạn lục được viết bằng tản văn, xen lẫn đó là những biền văn và thơ ca. Ở cuối mỗi truyện sẽ đi kèm với lời bình của tác giả hoặc những người có cùng quan điểm với tác giả.

Hầu hết các câu chuyện thường xảy ra từ thời Lý, Trần, Hồ.... Nó dựa trên cốt truyện lấy từ những sự việc lưu truyền trong dân gian, có những sự việc xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn. Sở dĩ tác phẩm có tên là Truyện kì mạn lục ( Sao chép tản mạn những truyện lạ) vì tác giả muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người ghi chép những truyện cũ.  Với trí tưởng tượng phong phú và một bút pháp nghệ thuật vô cùng linh hoạt tác giả đã đưua người đọc vào một thế giới huyền bí vừa có thật vừa có ảo nhưng xuyên qua những sự ly kì thêu dệt đó vẫn thể hiện rõ một thế giới thật với nhan nhản những kẻ quyền thế độc ác, đồi bại. Căn cứ vào tính chất của các truyện thì Truyện kì mạn lục không phải một công trình sưu tập như những tác phẩm Lĩnh nam chích quái mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa vô cùng cụ thể. Nó đánh dấu bước phát triển vô cùng quan trọng sự phát triển của thể loại tự sự hình tượng trong văn học.

Thể kỉ XV thể kỉ mà nhà văn sinh sống là một giai đoạn lịch sử đầy rẫy những biến động, các tầng lớp phong kiến bắt đầu bị phân hóa mạnh mẽ, trật tự xã hội bị đảo lộn, chiến tranh diễn ra liên miên, đất nước chia cắt thành nhiều thế lực khác nhau, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.... Vì thế để phản ánh thực tế không chỉ dựa vào những câu chuyện sự ghi chép tản mạn ngoài đời mà thơ văn đã khéo léo tổ chức lại kết cấu, xây dựng nhân vật, thêm bớt cac tình tiết... tạo nên những câu chuyện mới. Vì vậy tuy là chuyện cũ song nó lại phản ánh sâu sắc nhất thực tế xã hội thế kỉ XVI. Đồng thời ông còn thể hiện những phẩm cách lương thiện, thanh cao của con người và mô tả nó thật đẹp và mỹ lệ.

 

Có thể nói mỗi câu chuyện trong Truyện Kì mạn lục của Nguyễn Dữ đều thể hiện một quan điểm chính trị một triết lí nhân sinh, một ý tưởng đạo đức sâu sắc. Nó không  chỉ là những mong muốn của tác giả mà còn là nỗi lòng của người dân mong muốn sự công bình, sự bác ái,... mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Từ khóa tìm kiếm: Truyện kì mạn lục và Nguyễn Dữ,giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và Truyện kì mạn lục

Bình luận

Giải bài tập những môn khác