Giáo án PTNL bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch. Bài học nằm trong chương trình sinh học 10. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
BÀI 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài này HS phải:
- Nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giứ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
- Nắm được các khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân biệt được các lọai miễn dịch.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện kiến thức từ thông tin
- Phân tích, tổng hợp khái quát kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thức tế bằng cơ sở khoa học.
3. Giáo dục: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ, tránh các bệnh truyền nhiễm.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện :Giáo án, SGK, Hình 14.1,14.2 SGK.
- Phương pháp: nhóm, vấn đáp, trực quan
2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp, Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Tổ chức dạy học:
| Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: trò chơi, gợi mở.. * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức | |||
Xung quanh ta có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh? SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. Xung quanh chúng ta có rất nhiều tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ,…) nhưng đa số cơ thể chúng ta vẫn sống khỏe mạnh do cơ thể có khả năng bảo vệ đặc biệt, khả năng đó được gọi là “miễn dịch”… | |||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: - Nắm được các khái niệm cơ bản về bệnh truyền nhiễm, cách lan truyền của các tác nhân gây bệnh để qua đó nâng cao ý thức phòng tránh, giứ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. - Nắm được các khái niệm cơ bản về miễn dịch. Phân biệt được các lọai miễn dịch. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức | |||
GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời. ? Thế nào là bệnh truyền nhiễm ? Nêu tác nhân và điều kiện gây bệnh.
GV kết luận.
GV nêu câu hỏi: Cho biết phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm ?
GV ghi nhận, tổng kết.
GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu thảo luận đối với HS. Yêu cầu: Hãy nêu các bệnh và con đường lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm thường gặp.
GV quan sát các nhóm thảo luận, nhắc nhở HS giữ trật tự và tập trung.
GV yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng, gọi HS bổ sung.
GV kết luận.
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh, trả lời. ? Miễn dịch là gì ? Sự khác nhau giữa miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu ?
GV gọi cá nhân HS trả lời, gọi HS khác bổ sung.
GV đánh giá, kết luận.
GV nêu câu hỏi : Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào ?
GV nêu câu hỏi: Từ các con đường lây nhiễm của bệnh truyền nhiễm, hãy rút ra cách phòng tránh ? GV tổng kết. |
HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời.
HS khác bổ sung.
HS nghe câu hỏi, độc lập nghiên cứu SGK trả lời.
HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nhận phiếu học tập và hoàn thành phiếu học tập.
HS dán kết quả thảo luận lên bảng, nhận xét và bổ sung theo yêu cầu của GV.
HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK, trao đổi nhanh, thống nhất và trả lời.
Cá nhân trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV, HS khác bổ sung. HS nghiên cứu SGK trả lời HS nghe câu hỏi, độc lập suy nghĩ, trả lời theo yêu cầu của GV. | I. Bệnh truyền nhiễm: 1. Bệnh truyền nhiễm: - Khái niệm: là bệnh có thể lây lan từ cá thể này sang các thể khác. - Tác nhân: vi khuẩn, virut, vi nấm, động vật nguyên sinh,… - Điều kiện gây bệnh: + Phải có độc lực. + Số lượng nhiễm đủ lớn. + Con đường xâm nhập thích hợp. 2. Phương thức lây truyền: a. Truyền ngang: - Qua sol khí khi ho hoặc hắc hơi. - Qua đường tiêu hoá. - Qua tiếp xúc trực tiếp. - Qua động vật hay côn trùng cắn, đốt. b. Truyền dọc: Từ mẹ truyền qua thai nhi hoặc truyền qua sữa mẹ. 3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut: a. Bệnh đường hô hấp: - 90% là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp,… - Lây nhiễm: từ sol khí qua đường hô hấp. b. Bệnh đường tiêu hoá: - Như viêm gan, quai bị, tiêu chảy,… - Lây nhiễm: qua đường tiêu hoá do ăn uống. c. Bệnh hệ thần kinh: - Viêm não, viêm màng não, bại liệt,… - Lây nhiễm: có thể theo nhiều đường như hô hấp, tiêu hoá, niệu,… d. Bệnh đường sinh dục: - Như bệnh AIDS, viêm gan B,… - Lây nhiễm: trực tiếp qua quan hệ tình dục. e. Bệnh da: - Như bệnh đậu mùa, sởi,… - Lây nhiễm: có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường hô hấp, vào máu rồi đến da… II. Miễn dịch: Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 1. Miễn dịch không đặc hiệu: - Miễn dịch mang tính bẩm sinh: da và niêm mạc ngăn cản sự xâm nhập của VSV, dịch dạ dày phá huỷ VSV mẫn cảm axit, bạch cầu tiêu diệt VSV bằng cách thực bào,…. - Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy vì không đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp với kháng nguyên. 1. Miễn dịch đặc hiệu: Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. a. Miễn dịch thể dịch: - Là miễn dịch tạo ra kháng thể, kháng thể có bản chất là prôtêin. - Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể mang tính đặc hiệu. b. Miễn dịch tế bào: - Là miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc. - Tế bào T sẽ tiết ra enzim độc làm tan tế bào khiến virut không nhân lên được. - Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực. 3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm: Tiêm văcxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. |
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên D. Cả A, B và C Hiển thị đáp án Đáp án: B Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói tác nhân gây bệnh truyền nhiễm? A. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut B. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut C. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật, virut D. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, côn trùng chứa virut Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 3: Bệnh HIV.AIDS truyền từ mẹ sang con theo con đường A. Truyền dọc, do động vật trung gian mang virut HIV từ mẹ truyền sang con B. Truyền dọc, HIV từ mẹ truyền sang thai qua nhau thai C. Truyền dọc, HIV từ mẹ truyền sang con qua sữa mẹ hoặc do tác động gì đó khi mẹ sinh con D. Cả A, B và C Đáp án: D Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người? A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa C. Bệnh hecpet, bệnh HIV.AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B, viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường thần kinh. Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 5: Miễn dịch là A. Khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh C. Khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh D. Cả A, B và C Hiển thị đáp án Đáp án: B |
D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Lời giải: Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào: * Miễn dịch thể dịch: - Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể, kháng thể nằm trong dịch cơ thể. - Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêin có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch. - Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ. - Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa. Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành. * Miễn dịch tế bào: - Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc . - Tế bào T độc phát hiện tế bào bị nhiễm virut và tiêm chất độc làm chết tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên. |
E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
- Xem mục : Em có biết ? |
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
- Học thuộc bài đã học.
- Đọc trước bài 33 trang 129, SGK Sinh học 10 – cơ bản, chuẩn bị ôn thi HK II.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 10