Giải Tin học 10 kết nối bài 28: Phạm vi của biến
Giải bài 28: Phạm vi của biến - Sách tin học 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
KHỞI ĐỘNG
1. Một biến được định nghĩa trong chương trình chính (bên ngoài các hàm) thì sẽ được sử dụng như thế nào bên trong các hàm?
2. Một biến được khai báo bên trong một hàm thì có sử dụng được ở bên ngoài hàm đó hay không?
Trả lời
1. Biến đã khai báo bên ngoài hàm chỉ có thể truy cập giá trị để sử dụng bên trong hàm mà không làm thay đổi được giá trị của biến đó (trừ trường hợp với từ khóa global)
2. Các biến khai báo bên trong hàm có tính địa phương, không có hiệu lực bên ngoài hàm.
Câu hỏi
Câu 1: Giả sử có các lệnh sau:
>>> a, b = 1, 2
>>> def f(a,b):
a = a + b
b = b*a
return a + b
Giá trị của a, b bằng bao nhiêu sau khi thực hiện lệnh sau?
a) f(1, 2)
b) f(10, 20)
Trả lời
Sau mỗi lần thực hiện lệnh, giá trị của a, b vẫn bằng 1, 2.
Câu 2: Ta có thể khai báo một biến bên trong hàm trùng tên với biến đã khai báo trước đó bên ngoài hàm không?
Trả lời
Có thể. Vì các biến khai báo bên trong hàm không có hiệu lực khi ở ngoài hàm.
2. Phạm vi của biến khai báo ngoài hàm
Hoạt động 2: Phạm vi của biến khi khai báo ngoài hàm
Quan sát các lệnh sau, tìm hiểu phạm vi có hiệu lực của biến khi khai báo bên ngoài một hàm
Trả lời
Biến khai báo bên ngoài hàm không có tác dụng bên trong hàm và biến ở bên trong hàm có thể truy cập để sử dụng giá trị của biến đã khai báo trước đó bên ngoài hàm.
Câu hỏi: Giải sử hàm f(x,y) được định nghĩa như sau:
>>>def f(x,y):
a = 2*(x + y)
print(a+n)
Kết quả nào được in ra sau khi thực hiện các lệnh sau?
n = 10
f(1,2)
Trả lời
Kết quả in ra: 16. Cụ thể:
a = 2 × (1 + 2) = 6
6 + 10 = 16
Bình luận