Giải SBT QPAN 10 chân trời bài 12 Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Giải bài 12 Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương - Sách bài tập giáo dục quốc phòng và an ninh 10 chân trời. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường có cần thiết không? Vì sao?

A. Không cần thiết vì phải chuyển ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế mới cấp cứu được.

B. Rất cần thiết vì sau đó không phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế.

C. Không quan trọng vì chỉ làm chậm thời gian đến các cơ sở y tế.

D. Có cần thiết vì đây là điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở các cơ sở y tế.

Bài tập 2. Những triệu chứng nào là của bong gân? Những triệu chứng nào là của sai khớp?

a) Đau nhức nơi tổn thương.

b) Đau dữ dội, liên tục, nhất là khi đụng vào khớp hoặc lúc nạn nhân cử động.

c) Sưng nề, có thể có bầm tím dưới da do chảy máu.

d) Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi được.

e) Vận động khó khăn, đau nhức.

g) Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại.

Bài tập 3. Những biện pháp cấp cứu nào là của bong gân? Những biện pháp cấp cứu nào là của sai khớp?

a) Bất động khớp bị đau.

b) Băng nhẹ chống sưng nề, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp.

c) Giữ nguyên tư thế sai khớp.

d) Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp.

e) Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

g) Bất động chi, cố định tạm thời bằng các phương tiện.

Bài tập 4. Triệu chứng nào không phải của ngất?

A. Bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần.

B. Thường ngừng tim trước rồi ngừng thở sau.

C. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da tái xanh.

D. Chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống, bất tỉnh.

Bài tập 5. Khi cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngất, em xử lí như thế nào?

A. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng mát, kê gối dưới vai.

B. Lau chùi đất cát, đờm dãi ở mũi, miệng để khai thông đường thở.

C. Cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông.

D. Cả A, B và C.

Bài tập 6. Đâu là triệu chứng? Đâu là cách xử lí khi bị điện giật?

a) Nhanh chóng ngắt cầu dao, bỏ cầu chì.

b) Cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi giày, dép khô và dùng vật cách điện lót tay.

c) Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

d) Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế.

e) Dùng sào tre, gỗ khô đẩy dây điện ra khỏi người bị nạn.

g) Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã.

Bài tập 7. Nạn nhân khi bị ngạt nước có tình trạng nào sau đây sẽ có khả năng cứu sống cao?

A. Mê man, tím tái, gọi hỏi không biết.

B. Đồng tử đã giãn.

C. Giãy giụa; sặc, trào nước; tim còn đập.

D. Da đã trắng bệch hoặc tái xanh.

Bài tập 8. Em hãy sắp xếp các ý sau theo trình tự các bước sơ cứu nạn nhân khi bị đuối nước.

a) Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

b) Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

c) Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân chăn hay một tấm khăn khô.

d) Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nằm, ném phao hoặc vớt nạn nhân lên.

Bài tập 9. Khi người bị say nóng, say nắng triệu chứng nào sẽ xuất hiện sớm nhất?

A. Nhức đầu, chóng mặt.

B. Mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở.

C. Chuột rút, trước hết ở tay, chân.

D. Sốt cao $40 - 42^{o}$C, mạch đập nhanh.

Bài tập 10. Khi bạn em bị say nóng, say nắng, em không nên làm việc nào?

A. Cho uống nước đường và muối hoặc nước orezol.

B. Không cần cấp cứu tại chỗ mà nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện.

C. Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo.

D. Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt.

Bài tập 11. Vết cắn nào thể hiện rắn độc cắn?

A. Vết cắn để lại hai hàm răng to đều nhau.

B. Vết cắn để lại hai hàm răng nhỏ đều nhau.

C. Vết cắn để lại hai răng cửa lớn hàm trên.

D. Vết cắn để lại hai răng cửa lớn hàm dưới.

Bài tập 12. Kết quả điều trị sẽ kém hiệu quả hoặc không hiệu quả khi sơ cứu nạn nhân bị rắn độc cần sau

A. 12 giờ.           B. 24 giờ.

C. 48 giờ.           D. 72 giờ.

Bài tập 13. Khi nạn nhân bị rắn độc cắn cần áp dụng các biện pháp nào sau đây?

a) Không để nạn nhân tự đi lại.

b) Chích, nặn, rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.

c) Tiến hành garô.

d) Hút nọc độc.

e) Hô hắp nhân tạo (nếu nạn nhân khó thở).

g) Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo.

Bài tập 14. Khi băng bó vết thương em không cần

A. băng sớm, băng nhanh.

B. băng bằng băng thun.

C. băng đủ độ chặt.

D. băng kín, băng hết các vết thương.

Bài tập 15. Khi phát hiện bạn của em bị thương ở cẳng chân, máu chảy ra nhiều. Em định băng bó vết thương để cầm máu cho bạn nhưng không có băng cuộn. Em sẽ sử dụng gì đề băng bó cho bạn? Cách tiến hành ra sao?

Bài tập 16. Đâu là mục đích? Đâu là nguyên tắc cầm máu tạm thời?

a) Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu.

b) Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng những biện pháp đơn giản.

c) Phải xử lí đúng chỉ định theo tính chất của vết thương.

d) Phải đúng quy trình kĩ thuật.

e) Góp phần cứu sống tính mạng người bị nạn, tránh các tai biến nguy hiểm.

g) Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.

Bài tập 17. Khi cầm máu vết thương cho nạn nhân, em không nên/ cần thiết thực hiện nội dung nào?

A. Băng ép, băng chèn, băng nút.

B. Ấn động mạch, gấp chỉ tối đa.

C. Thắt, buộc mạch máu.

D. Garô.

Bài tập 18. Khi cầm máu tạm thời cho nạn nhân, em không nên/ cần thiết đặt garô đối với vết thương nào?

A. Vết thương cắt cụt chi tự nhiên, bị rắn độc cắn.

B. Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phụt thành tia hoặc trào mạnh qua miệng vết thương.

C. Vết thương phần mềm hoặc gãy xương đã cầm máu bằng các biện pháp khác không có hiệu quả.

D. Vết thương phần mềm rộng, nạn nhân đau nhiều.

Bài tập 19. Mục đích của cố định tạm thời xương gãy không phải là

A. giữ cho đầu xương tương đối yên tĩnh.

B. làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương.

C. làm cho nạn nhân có thể vận động lại bình thường.

D. phòng ngừa các biến chứng: choáng, tổn thương thứ phát, nhiễm khuẩn.

Bài tập 20. Khi cố định tạm thời xương gãy cho nạn nhân, nội dung nào sau đây là không nên/ cần thiết?

A. Không đặt nẹp cứng sát vào chi, phải đệm lót bằng bông mỡ, gạc.

B. Phải có phiếu cố định tạm thời xương gãy, có kí hiệu ưu tiên vận chuyển.

C. Nẹp cố định phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.

D. Không co kéo, nắn chỉnh ổ gãy, băng cố định nẹp vào chi phải chắc chắn.

Bài tập 21. Em hãy kể tên những nguyên nhân gây bỏng cho người thường gặp trong cuộc sống theo gợi ý dưới đây.

Bỏng do nhiệt

Bỏng do hóa chất

Bỏng do dòng điện

 

 

 

Bài tập 22. Khi sơ cứu nạn nhân bị bỏng, em không nên thực hiện nội dụng nào?

A. Dùng nước sạch nhanh chóng làm mát vết bỏng.

B. Bôi kem đánh răng, nước mắm, mỡ trăn lên vết bỏng.

C. Sử dụng gạc sạch hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng.

D. Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

Bài tập 23. Khi cấp cứu nạn nhân bị ngạt thở, em không nên làm ngay hành động nào?

A. Khai thông đường hô hấp trên.

B. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

C. Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở.

D. Làm hô hấp nhân tạo.

Bài tập 24. Khi thực hiện thổi ngạt cho nạn nhân bị ngạt thở, em sẽ thổi ngạt với nhịp độ bao nhiêu lần/phút?

A. 10 - 15 lần/phút.              B. 15 - 20 lần/phút.

C. 20 - 25 lần/phút.              D. 25 - 30 lần/phút.

Bài tập 25. Khi ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân tim đã ngừng đập, em sẽ thực hiện ép tim với nhịp độ bao nhiêu lần/phút?

A. 80 - 100 lần/phút.                 B. 90 - 110 lần/phút.

C. 100 - 120 lần/phút.               D. 110 - 130 lần/phút.

Bài tập 26. Khi chuyển nạn nhân bằng cáng, nên để đầu nạn nhân như thế nào?

A. Cao, nghiêng về một bên.           B. Thấp, nghiêng về một bên.

C. Cao, luôn ngửa ra sau.               D. Thấp, luôn ngửa ra sau.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải giáo dục quốc phòng và an ninh 10 chân trời, giải sách chân trời 10 môn giáo dục quốc phòng và an ninh, giải giáo dục quốc phòng và an ninh 10 sách mới bài 12 Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Bình luận

Giải bài tập những môn khác