Giải SBT KTPL 10 cánh diều bài 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giải bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Sách bài tập giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách bài tập. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Bài tập 1. Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh thể hiện nội dung gì về công dân tuân thủ Hiến pháp. Giải thích vì sao.

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh thể hiện nội dung gì về công dân tuân thủ Hiến pháp. Giải thích vì sao

Trả lời: Mỗi hình ảnh thể hiện nội dung bầu cử; nghĩa vụ quân sự; nộp thuế và tôn trọng bảo vệ thực hiện pháp luật, Hiến pháp vì những nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013.

Bài tập 2. Hiến pháp quy định nội dung nào sau đây? 

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Từng vấn đề cụ thể của đất nước. 

B. Các vấn đề cấp bách của quốc gia.

C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia.

D. Mọi vấn đề cụ thể của đất nước.

Trả lời: Chọn đáp án: C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia.

Bài tập 3. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp? 

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.

B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. 

C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.

D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước.

Trả lời: Chọn đáp án: A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.

Bài tập 4. Hành vi nào dưới đây là không tuân thủ Hiến pháp?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.

B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.

C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.

D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.

Trả lời: Chọn đáp án: C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.

Bài tập 5. Hành vi nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

B. Bả X tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp. 

C. Chị H tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước.

D. Công ty Y khai thác tài nguyên khi chưa được sự đồng ý của Nhà nước. 

Trả lời: Chọn đáp án: B. Bả X tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp. 

Bài tập 6. Khẳng định nào dưới đây là đúng về đặc điểm của Hiến pháp?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước.

B. Hiến pháp chỉ áp dụng cho một số chủ thể pháp luật.

C. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng hoàn cảnh cụ thể. 

D. Hiến pháp được xây dựng theo ý chí của riêng giai cấp cầm quyền.

Trả lời: Chọn đáp án: A. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước.

Bài tập 7. Theo em, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương, không cần căn cứ vào Hiến pháp.

B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.

C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.

D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp. 

Trả lời: Chọn đáp án: C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.

Bài tập 8. Mỗi điều luật sau đây thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013? Vì sao?

A. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25)

B. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. (Khoản 1, Điều 20)

C. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. (Khoản 2, Điều 2)

D. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyển trong quản lí nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân. (Điều 52)

Trả lời:

A. Thể hiện nội dung: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Thể hiện nội dung: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

C. Thể hiện nội dung: chế độ chính trị.

D. Thể hiện nội dung: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.

Bài tập 9. Đọc thông tin

Nếu trong Hiến pháp năm 1980 và 1992 Hiến pháp được coi là “luật cơ bản của Nhà nước” thì ở Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận Hiến pháp là “luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Một chữ khác biệt song lại thể hiện sự phát triển một bước lớn về nhận thức.

Nhân danh “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tức là nhân danh những giá trị gì được gọi là cao cả nhất, lớn lao nhất tồn tại trên lãnh thổ quốc gia. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa rằng Hiến pháp là luật cơ bản không phải chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với toàn xã hội và các chủ thể trong đó. Chính vì vậy, hiệu lực pháp lí cao nhất của Hiến pháp đối với “nước” thì cũng có nghĩa là giá trị tối cao đối với không chỉ bộ máy nhà nước mà còn đối với bất kì người dân, tổ chức hay chủ thể nào trong xã hội. Khi nói Hiến pháp là luật cơ bản của nước còn có nghĩa Hiến pháp chứa đựng giá trị cao nhất, nền tảng nhất của cả quốc gia, dân tộc. Hiến pháp, do đó, có hiệu lực tối cao đối với bất kì hành vi hay công cụ pháp lí nào của các cơ quan nhà nước cũng như hành vi của các chủ thể khác trong xã hội.

(Theo lapphap.vn, ngày 19/8/2020)

Theo em, thông tin trên đã đề cập đến đặc điểm nào của Hiến pháp? Giải thích vì sao.

Trả lời: Thể hiện đặc điểm: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. 

Bài tập 10. Thời gian gần đây, H nghe thấy trên đài truyền thanh của khu dân cư phát động cuộc thi “Tìm hiểu về Hiến pháp mới do Quốc hội ban hành”. H rất hào hứng tham gia và chia sẻ với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, em của H (15 tuổi) không muốn tham gia với lí do bản thân còn nhỏ chưa cần tìm hiểu về Hiến pháp.

a) Em hãy nhận xét về thái độ và hành vi của H.

b) Em có đồng ý với ý kiến của em H không? Vì sao?

Trả lời:

a) H có trách nhiệm và ý thức khi tham gia cuộc thi do khu dân cư phát động.

b) Không đồng ý với ý kiến của em H vì mỗi công dân Việt Nam không phân biệt tuổi tác, giới tính đều phải có trách nhiệm tìm hiểu về Hiến pháp.

Bài tập 11. Là trưởng thôn của khu dân cư, ông K thường xuyên động viên mọi người tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ông thường tích cực cùng cư dân tổ chức các hoạt động vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần. Nhưng trong các cuộc họp khu dân cư thì ông lại không lắng nghe các góp ý và quyết định theo ý mình.

a) Em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của ông K.

b) Theo em, ông K nên làm gì để có thể hoàn thành tốt vai trò của người cán bộ trong tuân thủ Hiến pháp?

Trả lời:

a) Ông K có trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động không lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng.

b) Ông K nên lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người. Ý kiến của mỗi người dân sẽ là tiền đề để ông K cùng với cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp hợp lí xây dựng, đổi mới khu dân cư. 

Bài tập 12. Ông Q băn khoăn, khi ban hành các văn pháp pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã sẽ dựa vào những căn cứ nào để ban hành?

Căn cứ vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích cho ông Q về việc này.

Trả lời: Khi ban hành các văn pháp pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã sẽ dựa vào những căn cứ của nhân dân để ban hành.

Bài tập 13. Căn cứ vào Luật Giáo dục, em hãy lấy ví dụ cụ thể để chứng minh Luật Giáo dục là sự cụ thể hoá Hiến pháp trong đời sống.

Trả lời: Luật Giáo dục là sự cụ thể hoá Hiến pháp trong đời sống vì: Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Bài tập 14. Là công dân, theo em, mỗi học sinh cần làm gì để tuân thủ đúng Hiến pháp?

Trả lời:

  • Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.
  • Yêu quí, kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn.
  • Không đánh bạc , uống rượu , hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Tuyên truyền hiến pháp và pháp luật.
  • Tham gia bảo vệ tổ quốc, trật tự xã hội.
  • Bảo vệ bí mật quốc gia.
  • Tham gia chấp hành các quy định nơi công cộng.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều, giải sách cánh diều 10 môn giáo dục kinh tế và pháp luật, giải giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách mới bài 10, bài 14 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác