Giải SBT Công dân 8 Chân trời bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Giải chi tiết sách bài tập Công dân 8 Chân trời sáng tạo bài bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Em hãy sắp xếp các nội dung dưới đây bằng cách viết số tương ứng vào bảng cho phù hợp để thể hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người lao động và quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

1. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp

2. Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

4. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

5. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động.

6. Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

7. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

8. Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.

9. Đơn phương chấm dứt hợp đồng bào động.

10. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lí, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

11. Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

12. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Nội dung thể hiện

Trả lời

Quyền của người lao động

 

Nghĩa vụ của người lao động

 

Quyền của người sử dụng lao động

 

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 

Bài tập 2. Em hãy xác định các hành vi vi phạm Luật Lao động dưới đây thuộc về người lao động hay người sử dụng lao động bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng.

Hành vi vi phạm

Người lao động

Người sử dụng lao động

1. Đi xuất khẩu lao động nhưng chưa hết thời hạn đã bỏ việc trốn ở lại nước ngoài

 

 

2. Không trả công cho người thử việc

 

 

3. Cố tình kéo dài thời gian thử việc của người lao động.

 

 

4. Không sử dụng. trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.

 

 

5. Tự ý bỏ việc không báo trước.

 

 

6. Nghỉ việc dài ngày không có lí do.

 

 

7. Không trả đủ tiền công theo thoả thuận

 

 

8. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong mọi trường độc hại như đã cam kết trong hợp đồng lao động.

 

 

9. Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

  

Bài tập 3. Em hay khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu 1. Quyền nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân? A. Tìm kiếm việc làm.

B. Thành lập công ty, doanh nghiệp

C. Quản lí tài sản cá nhân.

D. Mô trường dạy học đào tạo nghề.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm Luật Lao động của người lao động?

 A. Thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc

B. Không trả đủ tiền công theo thoả thuận

C. Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng. 

D. Tự ý bỏ việc không báo trước.

Câu 3. Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm Luật Lao động của người sử dụng lao động?

A. Không sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc.

B. Nghỉ việc dài ngày không có lí do

C. Kéo dài thời gian thử việc

D. Tuỳ bỏ việc không báo trước

Câu 4. Pháp luật nước ta quy định về việc cấm sử dụng người lao động vào làm những công việc nặng nhọc nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại khi người lao động chưa đủ bao nhiêu tuổi? 

A. 15 tuổi

B. 16 tuổi

C. 18 tuổi.

D. 20 tuổi.

Câu 5. Pháp luật Việt Nam quy định cấm nhận trẻ em chưa đủ bao nhiêu tuổi vào làm việc?

A. 14 tuoi

B. 15 tuổi

C. 16 tuổi.

D. 18 tuổi

Câu 6. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về lao động?

A. Thuê mướn trẻ em đủ 15 tuổi vào làm việc.

B. Thuê mướn người nước ngoài vào làm việc.

C. Sử dụng sức lao động của người chưa đủ 18 tuổi.

D. Lạm dung sức lao động của người dưới 18 tuổi.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây không bị pháp luật cấm?

A. Cưỡng bức ngược đãi người lao động.

B. Lạm dụng sức lao động của người dưới 18 tuổi

C. Nhận người lao động đủ 15 tuổi vào làm công việc phù hợp.

D. Sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm công việc nguy hiểm.

 Bài tập 4. Em hãy cho biết những ý kiến sau là đúng hay sai. Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng và giải thích tại sao

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

1. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người trong xã hội đều có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước các doanh nghiệp và toàn xã hội.

 

 

 

2. Lao động không phải là quyền mà là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước

 

 

 

3. Trẻ em cần phải lao động kiếm tiền, góp phần tạo thu nhap cho gia đình.

 

 

 

4. Mọi hoạt động nhân thu hút người lao động vào làm việc đầu được Nhà nước khuyến khích

 

 

 

5. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không cần phải làm gì.

 

 

 

6. Nhà nước chỉ nên tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong nước phát triển sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.

 

 

 

 Bài tập 5. Có quan điểm cho rằng: "Việc làm là tất cả các hoạt động tạo ra thu nhập và công dân có thể làm bất cứ việc gì mà mình muốn miễn là tạo ra thu nhập.

Câu hỏi:

Theo em, quan điểm trên đúng hay sai? Vì sao?

Em có đồng ý với ý kiến của bạn N không? Vì sao?

Bài tập 7. Em hãy đọc các tình huống sa sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. Được sự đồng ý của bố mẹ, bạn H (16 tuổi) đã ký một hợp đồng lao động với chủ A có thời hạn là một năm. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chú A thường xuyên trả lương không đúng thời hạn, thậm chí còn trả lương không đủ theo như quy định trong hợp đóng. Sau ba tháng làm việc, bạn H muốn chấm dứt hợp đồng lao động với chú A. Tuy nhiên,  chú A không đồng ý và cho rằng, vì bạn đã ký hợp đồng một năm nên phải làm hết thời hạn này mới được nghỉ

Câu hỏi:

 

Theo em, bạn H có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này không ? Vì sao?

Tình huống 2. Chị M xin nghỉ làm không lương một tháng ở Công ty K để chăm sóc con ốm. Tuy nhiên, do bệnh của con trở nặng nên chị đã tự ý nghỉ thêm 10 ngày mà không thông báo. Sau đó, chị M trở lại làm việc nhưng Công ty K đã không tiếp nhận chị với lí do nghỉ quá thời gian xin phép.

Câu hỏi:

 

Theo em, việc làm của Công ty K có đúng quy định của pháp luật không? Giải thích tại sao.

 

Bài tập 8. Một người bạn của em muốn đi xin việc làm thêm để có tiền phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, bạn ấy vẫn chưa biết các quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên. Em hãy viết một bức thư để tư vấn cho bạn ấy về các quyền và nghĩa vụ của lao động chưa thành niên nhằm giúp bạn có thể tìm kiếm, lựa chọn những công việc phù hợp.

 

Bài tập 9. Giả sử em có một người anh trai năm nay 20 tuổi và anh ấy được nhận vào làm việc cho một công ty tư nhân. Em hãy giúp anh trai soạn thảo một bản hợp đồng lao động để thoả thuận với công ty nhằm đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của anh ấy khi tham gia lao động.

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Công dân 8 sách Chân trời, Giải SBT Công dân 8 Chân trời sáng tạo bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, Giải SBT Công dân 8 Chân trời bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác