Giải chuyên đề âm nhạc 10 cánh diều chủ đề 2 Bài 2 Phương pháp đặt hợp âm đệm cho ca khúc và bản nhạc (Kiến thức mới)
Giải chủ đề 2 Giải chuyên đề âm nhạc 10 cánh diều- Sách chuyên đề âm nhạc 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Nội dung chính trong bài:
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái niệm
Phương pháp đặt hợp âm đệm là việc lực chọn hợp âm phù hợp với giai điệu, điệu tính của ca khúc và bản nhạc để đệm khi hát hoặc đàn
Hợp âm đệm là hệ thống các hợp âm trong điệu thức có mối liên hệ với giai điệu của ca khúc hoặc bản nhạc.
2. Cách đặt hợp âm cơ bản đệm cho ca khúc và bản nhạc
Bước 1:
Xác định giọng và hệ thống các hợp âm ba chính, ba phụ, bảy at của ca khúc hoặc bản nhạc
Bước 2:
Chọn hợp âm đệm phù hợp với giai điệu
Tìm các nốt đại diện trong ô nhịp thuộc các hợp âm có thể lựa chọn (Ưu tiên nốt nằm ở phách mạnh hoặc xuất hiện nhiều lần)
Chọn hợp âm phù hợp làm cho hợp âm đệm
Hợp âm mở đầu và kết bài thường là hợp âm chủ để tạo sự ổn định và cảm giác kết thúc(ngoại trừ nhịp lấy đà)
Bước 3:
Hoàn thiện việc đặt hợp âm và liên kết thành nhóm hợp âm để đệm
Ví dụ 1: KHÚC CA BỐN MÙA
- Nhạc và lời: Nguyễn Hải
Bước 1:
- Xác định giọng và hệ thống hợp âm
- Xác định giọng Son trưởng
- Hóa biểu có dấu pha thăng
- Kết bài là nốt son
- Không có dấu hóa bất thường
- Hệ thống hợp âm của giọng son trưởng
Bước 2:
Chọn hợp âm đệm phù hợp cho từng nhịp
- Nhịp thứ 2 có nốt Si và Rê là hai nốt thuộc hợp âm G hoặc Bm. Tuy nhiên, với những nhịp mở đầu và kết thức tác phẩm, hợp âm chủ được ưu tiên sử dụng. Do vậy, nhịp thứ 2 sẽ được đệm bằng hợp âm G. Nhịp thứ 3 cũng có thể dùng lại hợp âm G
- Nhịp thứ 12 có nốt Son xuất hiện hai lần (phách 1 và phách 2). Đây là nốt thuộc hợp âm G, Em và C. Các nhịp thứ 10, 11 nhắc lại nhịp thứ 2 3 vẫn dùng hợp âm G, vì vậy nhịp thứ 12 nên thay đổi bằng hợp âm C hoặc Em để màu sawscphaanf đệm không bị đơn điệu.
Áp dụng cách thức tương tự cho những nhịp khác
Bước 3: Sau khi hoàn thiện việc đặt hợp âm đệm cho bài hát Khúc ca bốn mùa, liên kết thành các nhóm hợp âm sau để đệm cho bài hát.
Ví dụ 2: AT HOME
Bước 1:
Xác định giọng và hệ thống hợp âm
- Xác định giọng Mi thứ
- Hóa biểu có Pha thăng
- Kết bài là nốt Mi
- Dấu hóa bất thường có Rê thăng
- Hệ thống hợp âm của giọng Mi thứ
Bước 2:
Chọn hợp am đệm phù hợp cho từng nhịp
- Nhịp thứ 2 đặt hợp âm Em, nhịp thứ 3 do nốt Mi xuất hiện nhiều lần nên đặt hợp âm Em
- Nhịp thứ 8 có thể dùng hợp âm B hoặc B,, ưu tiên B7 để tạo sức hút hướng về hợp âm chủ ở kết
- Nhịp thứ 9 dùng hợ âm Em để kết bài
Áp dụng cách thức tương tự cho các nhịp khác
Bước 3:
Sau khi hoàn thiện việc đặt hợp âm đệm cho bản nhạc At home, liên kết thành các nhóm hợp âm sau để đệm cho bản nhạc:
Tại sao cần xác định giọng để đặt hợp âm cho bản nhạc và ca khúc?
Trả lời:
Để lựa chọn hợp âm phù hợp với giai điệu, điệu tính của ca khúc và bản nhạc để đệm khi hát hoặc đàn.
Bình luận