Giải bài 25 lịch sử 11: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858 – 1918

Hôm nay, để củng cố lại một lần nữa những kiến thức cơ bản nhất và trọng tâm nhất trong phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến năm 1918, chúng ta cùng đến với bài "Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858 – 1918" lịch sử 11. Hi vọng, bài học sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức hơn.

Giải bài 25 lịch sử 11: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858 – 1918

A. Kiến thức trọng tâm

1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX – trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp

  • Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến nước ta khủng hoảng. Kinh tế lạc hậu, xã hội nảy sinh mâu thuẫn => Yêu cầu lịch sử là thống nhất đất nước.
  • Các nước phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
  • Thực dân Pháp tìm cách âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động của một số giáo sĩ trong hội truyền giáo nước ngoài của Pháp.

2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta

Niên đại

Sự kiện

1/9/1858

Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam

2/1859

Pháp đánh Gia Định

2/1862

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

5/6/1862

Ký hiệp ước Nhâm Tuất

6/1867

Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

20/11/1873

Pháp đánh thành Hà Nội

18/8/1883

Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng

6/6/1884

Ký hiệp ước Pa-tơ-nốt

3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

  • Nguyên nhân: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào, tấm gương tự cường của Nhật. Việt Nam dần trở thành một nửa thuộc địa, nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người và sức của rẻ mạt cho Pháp
  • Tác động của cuộc khai thác thuộc địa
    • Về kinh tế: Ở Việt Nam đã xuất hiện thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu, thành thị mọc lên, một số cơ sở công nghiệp ra đời.
    • Về xã hội: Cơ cấu xã hội có sự biến động. Bên cạnh những giai cấp cũ còn xuất hiện thêm một số tầng lớp, giai cấp mới. Ngoài ra, sự chuyển biến trong tư tưởng của một số bộ phận sĩ phu đã khiến cho phong trào yêu nước của nước ta đầu thế kỉ XX mang màu sắc mới – dân chủ tư sản.

4. Phong trào yêu nước và cách mạng

  • Cuối thế kỉ XIX, con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời, khi đó trào lưu dân chủ tư sản bắt đầu dội vào nước ta.
  • Các sĩ phu yêu nước đã hồi hởi đón nhận trào lưu tư tưởng mới đó và mở rộng cuộc vận động trên nhiều lĩnh vực.
  • Tuy nhiên, do tầm nhìn có hạn chế và nhiêu trở ngại không thể vượt qua, các cuộc vận động yêu nước của sĩ phu đầu thế kỉ XX đều thất bại.
  • Ngoài cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thì các cuộc đấu tranh, nổi dậy của nhân dân, nhất là nhân dân Yên thế cũng gây không ít khó khăn cho Pháp.
  • Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng và bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo, giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới – con đường cách mạng vô sản – con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 156 – sgk lịch sử 11

Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Câu 2: Trang 156 – sgk lịch sử 11

Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương?

Câu 3: Trang 156 – sgk lịch sử 11

Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh?

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác