Đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 CTST: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Đơn vị đo điện tích là gì?
A. jun (J). B. culông (C). C. vôn (V). D. oát (W).
Câu 2. Sự nhiễm điện khi một vật A trung hòa về điện đặt gần một vật B nhiễm điện. Khi đó, hai đầu vật A, gần và xa vật B, lần lượt nhiễm điện trái dấu và cùng dấu với vật B. Khi đưa vật A ra xa vật B, vật A trở về trạng thái trung hòa như lúc đầu. Đó là hiện tượng nhiễm điện do
A. hưởng ứng. B. tiếp xúc.
C. cọ xát. D. khác cấu tạo vật chất.
Câu 3. Có ba vật A, B, C kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
B. Điện tích của vật A và B trái dấu.
C. Điện tích của vật B và C trái dấu.
D. Điện tích của vật A và B cùng dấu.
Câu 4. Hai điện tích điểm +2Q và -Q được đặt cố định tại hai điểm như hình vẽ. Phải đặt điện tích q0 ở vị trí nào thì lực điện do +2Q và -Q tác dụng lên điện tích q0 có thể cân bằng nhau?
A. Vị trí (1). B. Vị trí (2). C. Vị trí (3). D. Vị trí (4).
Câu 5. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đó về
A. phương của vecto cường độ điện trường.
B. chiều của vecto cường độ điện trường.
C. phương diện tác dụng lực.
D. độ lớn của lực điện.
Câu 6. Trong chân không đặt cố định một điện tích điểm Q = 2.10-13 C. Cường độ điện trường tại một điểm M cách Q một khoảng 2 cm có giá trị bằng
A. 2,25 V/m. B. 4,5 V/m. C. 2,25.10-4 V/m. D. 4,5.10-4 V/m.
Câu 7. Cho đường sức điện của hệ hai điện tích q1 và q2 như hình vẽ. Xác định dấu của q1 và q2.
A. q1 < 0, q2 > 0.
B. q1 > 0, q2 < 0.
C. q1 < 0, q2 < 0.
D. q1 > 0, q2 > 0.
Câu 8. Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho
A. thế năng điện tại vị trí đó.
B. công thực hiện được tại vị trí đó.
C. lực điện tác dụng lên điện tích tại vị trí đó.
D. khả năng dịch chuyển điện tích q trong điện trường.
Câu 9. Cho hai bản cực song song, cách nhau 25 cm như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai bản là 2 kV. Tính cường độ điện trường tại điểm C.
A. 4500 V/m.
B. 5000 V/m.
C. 4000 V/m.
D. 8000 V/m.
Câu 10. Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?
A. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
B. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
C. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
D. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Câu 11. Điện dung của tụ điện được xác định bằng biểu thức:
A. C = QU.
B.
C.
D. .
Câu 12. Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1 và C2 (với C1 > C2) thành một bộ tụ có điện dung C. Sắp xếp đúng là
A. C < C2 < C1. B. C < C1 < C2. C. C2 < C < C1. D. C2 < C1 < C.
Câu 13. Bộ tụ điện ghép song song gồm: C1 = 3 μF, C2 = 6 μF, C3 = 12 μF, C4 = 24 μF. Xác định điện dung tương đương của bộ tụ điện
A. 24 μF. B. 45 μF. C. 12 μF. D. 3 μF.
Câu 14. Công dụng nào sau đây của một thiết bị không liên quan tới tụ điện?
A. Tích trữ năng lượng.
B. Cung cấp năng lượng.
C. Cung cấp nhiệt năng.
D. Lưu trữ điện tích.
Câu 15. Năng lượng của tụ điện bằng
A. công để tích điện cho tụ điện.
B. điện thế của các điện tích trên các bản tụ điện.
C. tổng điện thế của các bản tụ điện.
D. khả năng tích điện của tụ điện.
Câu 16. Xét một máy khử rung tim xách tay. Để cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế đặt hai điện cực của máy khử rung tim lên ngực bệnh nhân và truyền năng lượng dự trữ trong tụ điện cho bệnh nhân. Giả sử tụ điện trong máy có điện dung 50 μF và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 5000 V. Tính năng lượng của tụ điện.
A. 875 J. B. 625 J. C. 625.106 J. D. 875.106 J.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm).
a) Có nhận định cho rằng: "Để giảm điện dung của một tụ điện bất kì ta chỉ cần tăng hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện đó". Em hãy cho biết nhận định trên là đúng hay sai. Vì sao?
b) Một tụ điện có điện dung 1000 μF được tích điện đến hiệu điện thế 10 V. Tính năng lượng của tụ điện.
Câu 2 (1,5 điểm). Độ chênh lệch điện thế giữa mặt trong và mặt ngoài của màng tế bào trong cơ thể người là 70 mV. Biết mặt trong và mặt ngoài của màng tế bào lần lượt mang điện âm và mang điện dương. Xác định công mà tế bào cần thực hiện để đưa một ion Na+ chuyển động từ bên trong ra bên ngoài màng tế bào theo cơ chế chủ động qua kênh protein.
Câu 3 (1,5 điểm). Điện tích q1 = -12 μC đặt trong không khí tại điểm A. Tại B cách A 15 cm đặt điện tích q2 = 3μC. Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC = 20 cm, BC = 5 cm.
Câu 4 (1 điểm). Xét hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt trong không khí cách nhau 2 cm, đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 2,7.10-4 N. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đưa về vị trí ban đầu thì lực đẩy giữa chúng có độ lớn 3,6.10-4 N. Tính q1 và q2.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | A | D | D | C | B | A | A |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
D | C | B | A | B | C | A | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a) Nhận định trên là sai vì điện dung của một tụ điện chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện mà không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ. |
1 điểm |
b) Năng lượng của tụ điện là |
1 điểm | |
Câu 2 (1,5 điểm) | Mặt trong mang điện âm, mặt ngoài mang điện dương nên điện trường hướng từ bên ngoài vào bên trong tế bào. Để đưa một ion Na+ chuyển động từ bên trong ra bên ngoài tế bào tức là làm cho ion đó chuyển động ngược chiều điện trường. Nên công cần thực hiện là công âm. Công cần thực hiện là: A = -qU = -1,6.10-19.70.10-3 = -1,12.10-20 J |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (1,5 điểm) | Vì AC = AB + BC nên ba điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A, B, C. Áp dụng công thức
Cường độ điện trường tổng hợp tại C là Vì E = |E1 – E2| = 10,8.106 – 2,7.106 = 8,1.106 (V/m) |
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 4 (1 điểm) | Ban đầu: Vì hai quả cầu như nhau và hệ cô lập về điện, nên sau khi tiếp xúc điện tích trên mỗi quả cầu là Khi đó: Trường hợp 1: q2 – 8.10-9q + 1,2.10-17 = 0. Suy ra:
Trường hợp 2: q2 + 8.10-9q + 1,2.10-17 = 0. Suy ra:
|
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện | 2 |
| 1 |
| 1 |
|
| 1 | 4 | 1 | 2 |
2. Điện trường | 1 |
| 2 |
|
| 1 |
|
| 3 | 1 | 2,25 |
3. Điện thế và thế năng điện | 1 |
| 1 | 1 |
|
|
|
| 2 | 1 | 2 |
4. Tụ điện | 2 | 1 | 2 |
|
|
|
|
| 4 | 1 | 2 |
5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện | 2 | 1 |
|
| 1 |
|
|
| 3 | 1 | 1,75 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 2 | 6 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 16 | 5 |
|
Điểm số | 2 | 2 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐIỆN TRƯỜNG | 5 | 16 |
|
| ||
1. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện | Nhận biết | - Phát biểu được định luật Coulomb (Cu-lông) và nêu được đơn vị đo điện tích. - Mô tả được cách làm nhiễm điện một vật. | 2 |
| C1,2 | |
Thông hiểu
| - Mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa hai điện tích. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức của định luật Coulomb. |
| 1 |
| C4 | |
Vận dụng cao | - Sử dụng được biểu thức của định luật Coulomb, tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không (hoặc trong không khí). | 1 |
| C4 |
| |
2. Điện trường | Nhận biết
| - Nhận biết được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. - Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm. - Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường. |
| 1 |
| C5 |
Thông hiểu
| - Nêu được đặc điểm của điện trường đều. - Nhận biết được từ phổ của một số điện trường đơn giản. - Sử dụng biểu thức |
| 2 |
| C6,7 | |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức | 1 |
| C3 |
| |
3. Điện thế và thế năng điện | Nhận biết
| - Nhận biết được khái niệm thế năng điện và điện thế. - Mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức. |
| 1 |
| C8 |
Thông hiểu | - Sử dụng biểu thức | 1 | 1 | C2 | C9 | |
4. Tụ điện | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm điện dung và đơn vị đo điện dụng (fara). - Nêu được biểu thức tính điện dung của tụ điện. | 1 | 2 | C1a | C10,11 |
Thông hiểu
| - Tính được điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song. |
| 2 |
| C12,13 | |
5. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện | Nhận biết
| - Nhận biết được ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống. - Nhận biết được biểu thức tính năng lượng tụ điện. | 1 | 2 | C1b | C14,15 |
Vận dụng | - Vận dụng được biểu thức tính năng lượng tụ điện. |
| 1 |
| C16 |
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Vật lí 11 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Vật lí 11 chân trời, đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 CTST: Đề
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận