Đề thi giữa kì 1 Công dân 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Công dân 8 Cánh diều: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CÁNH DIỀU ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tí thiếp người ta” (Bà Triệu) nói đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 2.Một trong những món ăn truyền thống của người Hàn Quốc là?

A. Cơm giô-lốp

B. Kim chi, cơm cuộn rong biển

C. Cà ri đỏ Khơ-me

D. Bún cà ri

Câu 3. Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lao động.

B. Lao động tự giác.

C. Tự lập.

D. Lao động sáng tạo.

Câu 4. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm kinh nghiệm.                              

B. Có thêm tiền tiết kiệm.

C. Có rất nhiều bạn bè.                                  

D. Không phải lo về việc làm.

Câu 5. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?

A. Điều kiện.

B. Tiền đề.

C. Động lực.

D. Đòn bẩy.

Câu 6. “Dân ta xin nhớ chữ đồng/ Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” (Lịch sử nước ta – Hồ Chí Minh) nói đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống nhân nghĩa.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống đoàn kết.

Câu 7. Chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác theo những cách nào sau đây?

1. Tích cực tìm hiểu về đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới.

2. Tôn trọng và học tập tất cả những mặt tiến bộ của các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo.

3. Chúng ta chỉ nên học hỏi những nước giàu có, không nên học các nước nghèo.

4. Chúng ta cũng có quyền đòi hỏi các dân tộc khác phải tôn trọng chủ quyền và những lợi ích chính đáng của dân tộc mình.

5. Chúng ta cần tích cực giới thiệu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình với bạn bè trên thế giới.

6. Tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị tích cực của các dân tộc khác sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc mình.

7. Đồng thời với việc học hỏi các dân tộc khác, chúng ta cũng cần phải gìn giữ, phát huy những giá trị tích cực, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

8. Chúng ta chỉ nên tôn trọng những nước lớn, không cần phải tôn trọng những nước nhỏ.

A. 1, 4, 5, 6, 7, 8.

B. 1, 2, 4, 5, 6, 8.

C. 1, 2, 3, 5, 6, 7.

D. 1 ,2, 4, 5, 6, 7.

Câu 8. Bạn M rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới nhưng bố mẹ lại yêu cầu phải dành thời gian để học các môn học chính khoá trong nhà trường. Nếu là M, em sẽ làm gì?

A. Giải thích để bố mẹ hiểu việc đọc sách về các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ giúp mình mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết.

B. Không đồng tình và phản đối vì cho rằng bố mẹ đang áp đặt, bắt ép làm những việc mà bản mình mình không thích.

C. Giải thích để bố mẹ hiểu việc đọc sách về các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ giúp mình mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết. Đây cũng là biểu hiện của sự tôn trọng đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. Em sẽ hứa với bố mẹ dù dành thời gian tìm hiểu về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới nhưng vẫn học tập thật tốt các môn học chính khóa trong lớp.

D. Cảm thấy bức xúc vì bố mẹ chưa có tôn trọng sự đa dạng dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.

Câu 9.Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và đào tạo.

B. Kinh tế - xã hội.

C. Quốc phòng - An ninh.

D. Khoa học - Kĩ thuật.

Câu 10. Truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị gì?

A. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.

B. Là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn, cho sự phát triển lành mạnh, hạnh phúc của mỗi người.

C. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.

D. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.

Câu 11. Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.      

B. Có thêm tiền tiết kiệm.

C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.        

D. Không phải lo về việc làm.

Câu 12. Lao động cần cù, sáng tạo sẽ mang lại cho chúng ta lợi ích gì?

A. Tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc.

B. Không biết cách tự giải quyết các công việc, vấn đề của mình.

C. Biết cách sử dụng và phân bổ thời gian học tập, lao động một cách khoa học, hợp lý.

D. Phẩm chất, năng lực không được cải thiện gì.

Câu 13. Những việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ thích dùng hàng ngoại, chê bai hàng của Việt Nam.

B. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.

C. Sử dụng tiếng Việt cách tân theo tiếng nước ngoài.

D. Bắt chước cách ăn mặc hở hang của một số số nước ở nơi công cộng

Câu 14. Đâu không phải là biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Phương thức sinh hoạt

B. Ngôn ngữ

C. Thể chế chính trị

D. Phong tục tập quán

Câu 15. Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.

C. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.

D. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.

Câu 16.Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để …  cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhắm không ngừng … chất lượng, hiệu quả lao động”

A. Phát hiện, giảm thiểu.

B. Tìm tòi, nâng cao.

C. Học hỏi, cải thiện.

D. Tìm tòi, phát triển.

Câu 17. Anh S mang trong mình dòng máu Việt Nam và Mỹ gốc Phi nên bị một số bạn trong lớp trêu chọc về màu da. Em sẽ xử lí như thế nào nếu là anh S?

A. Báo cáo sự việc với thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy cô.

B. Yêu cầu các bạn trong lớp chấm dứt hành vi trêu chọc.

C. Chống lại sự kì thị, phân biệt chủng tộc

D. Giải thích cho các bạn hiểu rằng mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về màu da, ngoại hình, truyền thống văn hóa,... ;Yêu cầu các bạn trong lớp chấm dứt hành vi trêu chọc. Nếu các bạn trong lớp không chấm dứt hành vi và thái độ kì thị nên báo cáo sự việc với thầy, cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ từ phía thầy cô.

 Câu 18. Để hình thành thói quen lao động cần cù, sáng tạo, chúng ta cần tránh biểu hiện nào sau đây?

A. Vận dụng kiến thức một cách cứng nhắc, máy móc.

B. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

C. Cần nhìn nhận, phân tích một vấn đề, tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.

D. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

C. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

D. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

Câu 20. Điều cần tránh khi tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Học hỏi một cách tập khuôn máy móc.

B. Tự hòa dân tộc chính đáng.

C. Tiếp thu có chọn lọc.

D. Tìm hiểu khả năng phù hợp truyền thống dân tộc.

Câu 21. Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế là được thực hiện quyền

A. học tập.

B. dân chủ.

C. sáng tạo.

D. phát triển.

Câu 22. Câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn/Không dưng ai dễ mang phần đến cho khuyên chúng ta điều gì?

A. Lao động sáng tạo.

B. Trung thực.

C. Lao động tự giác.

D. Tiết kiệm.

Câu 23. Gia đình Trang có truyền thống làm bác sĩ. Ông của Trang đã về hưu và bố của Trang đang làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn. Trang rất tự hào về truyền thống gia đình nhưng lại thực sự muốn trở thành nhà báo. Nhiều người trong họ hàng cho rằng, nếu Trang không trở thành bác sĩ thì chính là không biết trân trọng và tiếp nối truyền thống gia đình? Nếu là Trang, em sẽ nói gì với họ hàng của mình?

A. Không nói gì cả, họ hàng thích nghĩ sao thì nghĩ, việc của mình thì mình cứ làm.

B. Cãi nhau với họ hàng và nói với họ rằng họ cần tôn trọng sở thích, ước mơ công việc của cá nhân mỗi người.

C. Vâng lời họ hàng, từ bỏ ước mơ trở thành nhà báo mà sẽ cố gắng học để trở thành bác sĩ.

D. Chân thành nêu lên quan điểm của bản thân rằng làm công việc có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Đó là truyền thống yêu nước, cần cù lao động. Bản thân lúc nào cũng tự hào vì gia đình có nhiều người làm bác sĩ, tuy nhiên Trang cũng sẽ nói lên sở thích của mình là trở thành nhà báo, mong mọi người hiểu và tôn trọng ước mơ của mình. Ngoài ra, sẽ cố gắng học thật tốt để biến ước mơ trở thành sự thật.

Câu 24. Biểu hiện của lao động sáng tạo là

A. tự giác học bài và làm bài.

B. cải tiến phương pháp học tập.

C. thực hiện đúng nội quy của trường lớp.

D. đi học và về đúng giờ quy định.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

a. Em hãy trình bày về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giá trị của các dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào?

b.  Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

a. Trong tiết học Giáo dục công dân tại lớp 8A, các bạn đang thảo luận sôi nổi về chủ đề “Tôn trọng sự đa dạng dân tộc và nền văn hóa trên thế giới”. Nhóm bạn T cho rằng: “Chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có.” Nhóm bạn Q không đồng tình với quan điểm trên, cho rằng: “ Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi.” Trong khi đó, ý kiến nhóm bạn K cho rằng: “ Mọi sản phẩm của các dân tộc, các nền văn hóa đều tốt, đều đáng được tiếp thu và học tập.” Em nhận xét gì về ý kiến của các bạn? Vì sao?

b. A trào đan nan tre để làm ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu phát triển khá mạnh ở quê bạn B. Gần đây, bạn B cũng tập làm thử. Thế nhưng, cứ mỗi lần đan nan tre, bàn tay của bạn B lại bị đau. Chỉ làm được vài phút, bạn B lại chán nản và bỏ ngang công việc. Đã ba ngày trôi qua, bạn B vẫn chưa làm được một sản phẩm nào hoàn chỉnh.

Em nhận xét gì về thái độ của bạn B trong lao động? Theo em, bạn B nên thay đổi như thế nào? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

B

A

B

D

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

B

A

C

B

C

A

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

A

A

A

C

A

D

B

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a.

- Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống yêu nước đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc lòng can đảm, sự kiên cường, chịu khó của cả dân tộc, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Nhờ đó mà chúng ta có được độc lập, tự do, được sống trong đất nước hoà bình và phát triển như ngày nay.

- Giá trị của các truyền thống:

 + Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

 + Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  + Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.

b. Những việc làm góp phần giữ gìn niềm tự hào về truyền thống dân tộc phù hợp với lứa tuổi học sinh như: + Tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc.

+ Chia sẻ, lan toả những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.

+ Kính trọng và biết ơn những người có công; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; tham gia các hoạt động văn hoá, tôn vinh lịch sử, văn hoá dân tộc,...

+ Phê phán và phản đối những việc làm trái ngược, không phù hợp truyền thống dân tộc.

Câu 2:

a.

- Nhận xét: Ý kiến của bạn T và K là chưa đúng, của bạn Q là đúng

- Vì:

+ Ý kiến của bạn T chưa đúng vì dân tộc nào cũng có những nét hay, nét đẹp đáng để chúng ta tôn trọng và học hỏi.

+ Ý kiến của bạn Q là đúng vì mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa truyền thống, có những nét đẹp để chúng ta tôn trọng và học hỏi.

+ Ý kiến của bạn K là chưa đúng vì ở mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, bên cạnh những điều tốt đẹp, vẫn còn tồn tại một số hạn chế hoặc những phong tục, tập quán không phù hợp. Do đó, trong quá trình giao lưu, học hỏi, chúng ta cần tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.

b.

- Nhận xét: Bạn B còn thiếu tính kiên trì và sáng tạo trong lao động.

- Lời khuyên cho bạn B:

+ Chăm chỉ, nỗ lực, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

+ Suy nghĩ để tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả hơn để có thể: tăng tốc độ và khắc phục tình trạng đau tay,…

+ Học hỏi thêm kinh nghiệm đan nan tre từ những người xung quanh.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công dân 8 Cánh diều, trọn bộ đề thi Công dân 8 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Công dân 8 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác