Đề thi cuối kì 2 Tin học 10 CD: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Tin học 10 CD: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 - Năm học 2022 – 2023

Môn: Tin học 10 Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kì 2 Tin học lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 4)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hãy xác định giá trị của các biểu thức quan hệ dưới đây nếu A có giá trị 5, B có giá trị bằng 10.

A*A + B*B <= 200

A. True

B. False

C. 125

D. None

Câu 2. Hãy xác định giá trị của các biểu thức logic dưới đây nếu A có giá trị bằng 5, B có giá trị bằng 0.

(A + 5 != B) or (A*2 == 10)

A. True

B. False

C. None

D. 0

Câu 3. Trong các câu sau đây, số câu phát biểu sai là:

  1. Trong các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc lặp.

  2. Trong Python chỉ có câu lệnh lặp while để thể hiện cấu trúc lặp.

  3. Có thể sử dụng câu lệnh while để thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước.

  4. Có thể sử dụng câu lệnh for để thể hiện cấu trúc lặp với số lần lặp chưa biết trước.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4. Cho đoạn chương trình sau:

for i in range(6): 

      print(i)

Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 5. Cho đoạn chương trình sau: 

i=0

while i<=5:

                              s=s+i

          i=i+1

Trong đoạn chương trình trên vòng lặp được thực hiện bao nhiêu lần?

A. 1

B. 2

C. 6

D. 5

Câu 6. Hàm range(101) sẽ tạo ra:

A. một dãy số từ 1 đến 101

B. một dãy số từ 0 đến 100

C. một dãy số ngẫu nhiên 101

D. 101 số ngẫu nhiên

Câu 7. Để gắn thư viện time vào chương trình, ta dùng lệnh nào?

A. import time

B. def time

C. time import

D. from time import

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chương trình con?

A. Giúp việc lập trình trở lên dễ dàng hơn.

B. Tránh được việc phải viết đi viết lại cùng một dãy lệnh.

C. Chương trình dễ hiểu, dễ đọc.

D. Khó phát hiện lỗi.

Câu 9. Từ khóa dùng để khai báo hàm trong Python là?

A. def

B. procedure

C. return

D. function

Câu 10. Hàm nào sau đây là hàm được tích hợp sẵn trong Python?

A. seed()

B. sqrt()

C. factorial()

D. print()

Câu 11. Cho đoạn chương trình sau:

s=’abcde’

print(s[:4])

Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện xâu:

A. ‘abcd’

B. ‘abc’

C. ‘bcde’

D. ‘cde’

Câu 12. Để thay thế từ hoặc cụm từ bằng từ hoặc cụm từ khác, ta sử dụng hàm nào?

A. find()

B. len()

C. replace()

D. remove()

Câu 13. Cú pháp y[:m] có nghĩa là

A. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y.

B. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y.

C. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y.

D. Xâu con gồm m kí tự đầu tiên của xâu y.

Câu 14. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã Unicode.

B. Xâu kí tự trong Python là xâu chỉ gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII.

C. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII và một số kí tự tiếng Việt trong bảng mã Unicode.

D. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự số và chữ trong bảng mã Unicode.

Câu 15. Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.append(4) print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:

A. a=[4,1,2,3]

B. a=[1,2,3]

C. a=[1,2,3,4]

D. a=[1,4,2,3]

Câu 16. Lệnh a.sort() thực hiện:

A. Sắp xếp danh sách a theo thứ tự không giảm.

B. Xóa danh sách a.

C. Sắp xếp danh sách a theo thứ tự không tăng.

D. Gọi đến phần tử đầu tiên trong danh sách a

Câu 17. Ý nghĩa của hàm xử lí danh sách sau là gì? a.pop(i)

A. Xóa phần tử đứng ở vị trí a trong danh sách i và đưa ra phần tử này.

B. Xóa phần tử đứng ở vị trí i trong danh sách a và đưa ra phần tử này.

C. Xóa phần tử đứng ở vị trí (i – 1) trong danh sách a và đưa ra phần tử này.

D. Xóa phần tử đứng ở vị trí (a – 1) trong danh sách i và đưa ra phần tử này.

Câu 18. Cho biết kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: 

ma=[19, 2, 25, 4, 8, 99, 111, 12]

ma.sort() 

ma.append([1,2]) 

print(ma)

A. [1,2,2, 4, 12, 8, 19, 25, 99, 111]

B. [[1,2],111, 99, 25, 19, 8, 12, 4, 2]

C. [2, 4, 8, 12, 19, 25, 99, 111, [1, 2]]

D. [2, 4, 8, 12, 19, 25, 99, 111, 1, 2]

Câu 19. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Lỗi ngữ nghĩa là lỗi khó phát hiện nhất.

B. Ngôn ngữ lập trình Python cung cấp công cụ Debug để gỡ lỗi .

C. Lỗi ngoại lệ là lỗi xảy ra khi chương trình đang chạy, một lệnh nào đó không thể thực hiện. Lỗi này sẽ được hiển thị ngay trên màn hình.

D. Truy vết để tìm lỗi là một quá trình vô cùng đơn giản, không tốn thời gian.

Câu 20. Cho đoạn chương trình sau:

a=int(input() print(a)

Lỗi trong chương trình trên là lỗi:

A. Cú pháp.

B. Ngữ nghĩa.

C. Ngoại lệ.

D. Không có lỗi.

Câu 21. Để kiểm thử chương trình có bao nhiêu nhóm dữ liệu khác nhau cần tạo ra?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 22. Lỗi ngoại lệ trong Python là lỗi gì?

A. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe

B. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình

C. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo

D. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình

Câu 23. Có bao nhiêu chế độ dịch chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Không cần viết chương trình ta vẫn có thể giải một toán trên máy tính

B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy để thực hiện.

C. Có hai chương trình dịch là biên dịch và thông dịch.

D. Quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính có 4 bước.

Câu 25. Những trường đại học nào có khoa công nghệ thông tin?

A. Đại học bách khoa Hà Nội.

B. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

C. Đại học khoa học tự nhiên.

D. Tất cả các trường đại học trên.

Câu 26. Người theo ngành thiết kế và lập trình có những đặc điểm:

A. Kiên trì, đam mê.

B. Tư duy logic và chính xác.

C. Khả năng tự học, sáng tạo, khả năng đọc hiểu tiếng anh.

D. Tất cả những đặc điểm trên.

Câu 27. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Khi phát triển phần mềm thì mỗi người làm nghề đều phải thực hiện tất cả các công đoạn chính là: phân tích hệ thông, thiết kế phần mềm, lập trình và kiểm thử.

B. Khi phát triển phần mềm mỗi người chỉ thực hiện được nhiều nhất không quá hai công đoạn nêu ở câu A.

C. Nhu cầu phát triển phần mềm ngày một gia tăng là do mỗi doanh nghiệp đều muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lí, sản xuất, kinh doanh.

D. Các nhà phát triển phần mềm chỉ có duy nhất một công việc là phát triển các phần mềm thương mại mới.

Câu 28. Những công đoạn chính của quá trình phát triển phần mềm?

A. Phân tích hệ thống – Lập trình.

B. Thiết kế phần mềm – Lập trình – Kiểm thử phần mềm.

C. Lập trình – Kiểm thử phần mềm.

D. Phân tích hệ thống – Thiết kế phần mềm – Lập trình – Kiểm thử phần mềm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Trong Python, việc xử lí xâu và danh sách có nhiều điểm tương đồng. Cách tạo danh sách con được viết giống như tạo xâu con. Em hãy nêu cách viết câu lệnh  đưa ra danh sách con của a như sau:

- Gồm m phần tử đầu tiên của danh sách a.

- Gồm các phần tử từ vị trí p đến trước vị trí q, của danh sách a.

- Gồm các phần tử từ vị trí m đến cuối danh sách a.

Câu 2. (1 điểm) Có thể xem giá trị các biến sau khi thực hiện một câu lệnh ở đâu?

Câu 3. (1 điểm) Em hãy viết chương trình nhập một xâu kí tự bất kì từ bàn phím. Cần sắp xếp lại các chữ số thì dồn sang trái, các chữ cái tiếng Anh thì dồn sang phải xâu, các kí tự khác thì giữ nguyên vị trí.

……………………. Hết …………………….

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI HỌC KÌ 2 

TIN HỌC 10 – CÁNH DIỀU

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. A

2. B

3. B

4. D

5. C

6. B

7.A 

8. D

9. A

10. D

11. A

12. C

13. B

14. A

15. C

16. A

17. B

18. C

19. D

20. A

21. C

22. B

23. B

24. A

25. D

26. D

27. C

28. D

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

Việc tạo danh sách con giống như tạo xâu con:

a[:m] - câu lệnh đưa ra danh sách phần tử đầu tiên của a.

a[p:q] - câu lệnh đưa ra danh sách con tử phần tử ở vị trí đến phần tử ở vị trí q - 1

a[m: ] - câu lệnh đưa ra danh sách các phần tử cuối của bắt đầu từ vị trí m.

 

0,25

0,5

 

0,25

Câu 2

(1 điểm)

Ta có thể sử dụng công cụ Debugger sau đó chọn Step để thực hiện từng bước các câu lệnh, quan sát giá trị các biến. Hoặc ta cũng có thể chèn thêm các câu lệnh print để in ra giá trị của các biến.

1,0

Câu 3

(1 điểm)

Mở phần mềm soạn thảo và nhập chương trình sau:

S = input(“Nhập xâu kí tự bất kì: ”)

s_tr = s_ph = s_gi = “ ”

for ch in S:

if “0” <= ch <=“9”:

s_tr = s_tr + ch

else:

if “a” <= ch <= “z” or “A” <= ch <= “Z”:

s_ph = s_ph + ch

else

s_gi = s_gi + ch

Skq = s_tr + s_gi + s_ph

Print(“Xâu kết quả:”, Skq)

* Chương trình chạy thử:

Tech12h

0,25

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

0,5

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Tin học 10 Cánh diều, trọn bộ đề thi Tin học 10 Cánh diều, Đề thi cuối kì 2 Tin học 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác