Đề thi cuối kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là gì?

A. Khiêm tốn

B. Lẽ phải

C. Công bằng

D. Trung thực

Câu 2 (0,25 điểm). Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

A. Của các nhà chức trách

B. Của mỗi người chúng ta

C. Của các môi trường

D. Của các nhà máy khai thác khoáng sản

Câu 3 (0,25 điểm). Phát triển bản thân thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?

A. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo lĩnh vực

B. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo thời gian

C. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo tính chất

D. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo đặc điểm

Câu 4 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế

B. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt

C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người

D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống

Câu 5 (0,25 điểm). Bước đầu tiên trong khâu lên kế hoạch lập mục tiêu cá nhân là gì?

A. Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết

B. Cam kết thực hiện kế hoạch

C. Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi

D. Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu

Câu 6 (0,25 điểm). Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở nước ta là gì?

A. Chiến tranh (bom, đạn, chất hóa học)

B. Khai thác không theo một chiến lược nhất định

C. Công nghệ khai thác lạc hậu

D. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài

Câu 7 (0,25 điểm). Theo em, đâu được coi là mục tiêu cá nhân trong các câu dưới đây?

A. Bài kiểm tra của Lan có số điểm cao nhất lớp

B. Kiên muốn giành được được giải nhất trong lần thi học sinh giỏi toán năm nay

C. Cây hoa hồng của My trồng sai trĩu những bông hoa

D. Chiếc áo đồng phục của Mạnh đã không còn mặc vừa nữa

Câu 8 (0,25 điểm). Sống có mục tiêu giúp đỡ chúng ta như thế nào?

A. Nắm rõ được định hướng của mình trong tương lai

B. Trở thành người thành công

C. Tránh được những khó khăn trong cuộc sống

D. Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn

Câu 9 (0,25 điểm). Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên

B. Thiên nhiên

C. Tự nhiên

D. Môi trường

Câu 10 (0,25 điểm). Kết quả của một việc có một mục tiêu rõ ràng sẽ như thế nào?

A. Hoàn thành với kết quả cao

B. Không khả thi để có thể thực hiện

C. Gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện

D. Không đạt được kết quả tốt

Câu 11 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là đúng?

A. Muốn có xã hội phát triển thì phải chấp nhận ô nhiễm

B. Thay thế túi nilon bằng cách mang giỏ hoặc gói đồ bằng lá sẽ góp phần bảo vệ môi trường

C. Tài nguyên thiên nhiên là vô hạn

D. Những tác động của con người đến thiên nhiên là không đáng kể

Câu 12 (0,25 điểm). Để lập được kế hoạch cá nhân, ta cần nắm được điều gì?

A. Yêu cầu công việc

B. Nội dung công việc

C. Quỹ thời gian hiện có

D. Mức độ thành công của công việc

Câu 13 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.

B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.

C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.

D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.

Câu 14 (0,25 điểm). Câu ca dao sau nói về điều gì “Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”?

A. Tôn trọng lẽ phải

B. Tôn sư trọng đạo

C. Đạo lí nhân nghĩa

D. Tinh thần đoàn kết

Câu 15 (0,25 điểm). Em cần làm như thế nào để trở thành một cá nhân biết bảo vệ lẽ phải trong môi trường lớp học?

A. Bắt buộc các em lớp dưới gặp anh chị phải chào đón

B. Bao che cho hành vi bạo lực học đường

C. Chống đối lời chỉ dẫn của giáo viên

D. Dám lên tiếng khi có bạn quay cóp trong giờ thi

Câu 16 (0,25 điểm). Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập là gì?

A. Nghiêm túc trong kì thi, không gian lận, đạo văn, mở tài liệu trong phòng thi

B. Giúp đỡ bạn khác sao chép tài liệu của bài tiểu luận cuối kì

C. Mặc kệ các việc làm sai trái của các bạn bè trong lớp khi mình được chứng kiến

D. Tỏ thái độ gay gắt với bạn bè, thầy cô

Câu 17 (0,25 điểm). Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình

B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái

C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn

D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm

Câu 18 (0,25 điểm). Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

A. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm

B. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác

C. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình

D. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng

Câu 19 (0,25 điểm). Bạn Tuấn đặt mục tiêu mỗi ngày dành 20 phút chạy bộ, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn Tuấn là gì?

A. Giúp bạn Tuấn có định hướng

B. Giúp bạn Tuấn có sức khỏe tốt

C. Giúp bạn Tuấn có vóc dáng đẹp

D. Giúp bạn Tuấn có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân

Câu 20 (0,25 điểm). Trong khi xem các video giải trí, em vô tình xem được một video tuyên truyền sai sự thật từ một tài khoản của người quen đăng tải, em sẽ làm gì?

A. Bảo mọi người không nên xem video từ tài khoản đó

B. Yêu cầu người thân xóa video đã đăng tải

C. Nhắn tin, nói rõ về việc video sai sự thật và yêu cầu người đăng cần gỡ bỏ video đó tránh làm nhiều người tiếp cận được các thông tin sai lệch

D. Mặc kệ vì thông tin sai sự thật đó không liên quan tới mình

Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao trong nông nghiệp không nên lạm dụng phân bón hóa học?

A. Không có tác dụng hiệu quả trong nông nghiệp

B. Thêm năng suất cho mùa vụ, nhưng gây ra sự lười biếng cho con người

C. Chi phí đắt đỏ so với các loại phân bón khác

D. Làm biến đổi dưỡng chất trong đất canh tác, ảnh hưởng đến môi trường

Câu 22 (0,25 điểm). Là kiểm lâm trong một khu rừng lớn. Bác Minh thi thoảng đốn một vài cây gỗ quý để bán lấy tiền. Theo em, hành vi của bác Minh là đúng hay sai?

A. Hành vi của bác Minh là sai, bác không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình còn trực tiếp gây ra các thiệt hại cho môi trường

B. Bác Minh thực hiện tốt nhiệm vụ mà mình được giao

C. Số gỗ mà bác Minh đem bán không quá nhiều để gây thiệt hại cho môi trường

D. Số cây gỗ trong môi trường rất nhiều nên chặt đi một vài cây gỗ quý thì không ảnh hưởng gì đến môi trường

Câu 23 (0,25 điểm). Cho trường hợp: Lan quyết tâm tăng chiều cao trong vòng 6 tháng tới. Em hãy gọi tên mục tiêu cá nhân cho trường hợp trên.

A. Mục tiêu học tập và mục tiêu ngắn hạn

B. Mục tiêu sức khỏe và mục tiêu ngắn hạn

C. Mục tiêu phát triển bản thân và mục tiêu dài hạn

D. Mục tiêu sức khỏe và mục tiêu trung hạn

Câu 24 (0,25 điểm). Em có thể làm gì để giữ gì vệ sinh môi trường xung quanh trường học?

A. Ngắt hoa trong trường đem về nhà trồng

B. Vứt giấy rác bừa bãi ra sân trường

C. Trồng thêm cây xanh, hoa vào vườn trường cho không gian thêm xanh

D. Đem rác chôn vào hố đất sau trường

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Theo em, việc bảo vệ môi trường cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của người dân và mỗi quốc gia? Muốn bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, con người cần có những giải pháp nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy bình luận quan điểm: Để bảo vệ lẽ phải, chúng ta cần phải có tinh thần khách quan, lòng kiên trì và dũng cảm.

 Hướng dẫn trả lời 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

B

A

A

D

D

B

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

A

B

B

C

A

D

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

D

D

C

D

A

D

C

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Sự cần thiết của bảo vệ môi trường:

- Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Để thực hiện bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường:

- Chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên.

- Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thực hiện tăng xanh, phát triển kinh tế ít chất thải, kinh tế tuần hoàn, trồng rừng,...

- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường.

- Phê phán, đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2:

Để bảo vệ lẽ phải, chúng ta cần phải có tinh thần khách quan, lòng kiên trì và dũng cảm:

- Xã hội được thiết lập bởi những mối quan hệ đa dạng, phong phú giữa các cá nhân. Để duy trì trật tự chung, mỗi cộng đồng trong xã hội đều có những quy tắc, chuẩn mực giúp con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Những quy tắc, chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận là đúng đắn, hợp đạo lí sẽ trở thành lẽ phải.

- Việc bảo vệ lẽ phải sẽ giúp con người có cách ứng xử phù hợp; góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Tuy vậy, trong quá trình đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, mỗi chúng ta cần giữ cho mình tinh thần khách quan, không vụ lợi, tư lợi cá nhân; giữ lòng kiên trì và sự dũng cảm.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Công dân 8 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Công dân 8 kết nối, đề thi cuối kì 1 Công dân 8 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác