Dễ hiểu giải công dân 8 cánh diều bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Giải dễ hiểu bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công dân 8 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 9. PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
MỞ ĐẦU
Em hãy cho biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và hóa chất độc hại trong các hình ảnh dưới đây có thể gây ra những tai nạn nào?
Giải nhanh:
Hình ảnh 1: nổ bom mìn Hình ảnh 2: cháy nhà, nổ pháo
Hình ảnh 3: Rỏ khí gas Hình ảnh 4: Uống nhầm hóa chất,
KHÁM PHÁ
1. Một số tai nạn, vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại và nguy cơ dẫn đến tai nạn
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a) Em hãy xác định các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn trong từng hình ảnh trên.
b) Em hãy kể thêm các hành động khác có nguy cơ xảy ra tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Giải nhanh:
a) Hình ảnh 1: Nghe điện thoại khi đang đổ xăng
Hình ảnh 2: Mang bom mìn đi bán phế liệu
Hình ảnh 3: Sử dụng điện thoại di động khi đang cắm sạc
Hình ảnh 4: Thí nghiệm không tuân thủ đúng quy trình
Hình ảnh 5: Vứt tàn thuốc lá đang cháy trong rừng
b) Các hành động khác:
- Buôn bán, vận chuyển trái phép bom, mìn, vũ khí, đạn, pháo
- Chập điện, hàn, khò các vật liệu dễ cháy
2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Vợ chồng anh D đã tiến hành sang chiết thô sơ ga từ bình loại 12kg sang các bình ga nhỏ để mang đi bán. Trong quá trình sang chiết do thiếu máy móc đã khiến một lượng khí ga bị rò rỉ bao phủ căn phòng. Thời điểm vợ chồng anh D phát hiện ra mùi ga nồng nặc cũng là lúc một tiếng nổ vang lên kèm theo lửa bùng cháy cuồn cuộn. Hai vợ chồng anh D bị sức ép của vụ nổ hất văng ra khỏi phòng và bị bỏng nặng, nhiều nhà bên cạnh cũng bị lửa ập đến làm cháy rụi đồ đạc khiến mọi người vô cùng lo sợ.
Trường hợp 2. Anh H đã tìm hiểu cách chế pháo, trong quá trình thực hiện thì bất ngờ pháo tự chế phát nổ khiến anh H bị chấn thương nặng dẫn tới tử vong. Đồng thời, căn nhà của gia đình anh H cũng bị thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.
Trường hợp 3. Chị P dùng một vỏ chai nước ngọt để sang hàng xóm xin ít thuốc diệt giản dạng nước và để trên cửa sổ. Sau khi đi học về, do khát nước, cháu Q con trai chị P đã vội vàng lấy chai nước ngọt xuống uống nên dẫn tới đau bụng, nôn mửa phải đưa đi cấp cứu. Do được các bác sĩ cứu chữa kịp thời nên cháu Q đã không nguy hiểm đến tính mạng.
Câu hỏi:
a) Em hãy nêu hậu quả của các vụ tai nạn trong những trường hợp trên.
b) Em hãy kể thêm hậu quả của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại mà em biết.
Giải nhanh:
a) Hậu quả của các vụ tai nạn trong những trường hợp trên:
Trường hợp 1: Cháy nhà, bị thương Trường hợp 2: Thiệt hại về tính mạng
Trường hợp 3: Ngộ độc hóa chất
b) Hậu quả: Tổn hại đến sức khỏe, tính mạng; Thiệt hại về tài sản, kinh tế của cá nhân, gia đình, xã hội
3. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
Thông tin
Luật Quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ (trích)
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sa là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chỉ tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.
12. Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc huỷ hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
13. Đảo bởi, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2013
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm (trích)
1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
5a. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
Luật Hoá chất năm 2007
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hoá chất (trích)
1. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hoá chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Sử dụng hoá chất không thuộc danh mục được phép sử dụng. hoá chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hoá chất tiêu dùng.
Trường hợp 1. Trong quá trình đào móng làm nhà, ông D đã phát hiện một quả bom. Tuy nhiên, ông D không khai báo với các cơ quan chức năng mà còn cất giấu và có ý định đem đi bản để lấy tiền. Phát hiện hành vi của ông D, anh K đã báo cáo với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an toàn cho các gia đình xung quanh.
Trường hợp 2. Bạn H dùng cồn dễ nướng đồ ăn, do không may, lọ còn bị đổ bén lửa đã gây ra cháy. Bạn II đã hô hoán, may có người lớn ở nhà giúp đỡ nên kịp thời dập tắt được đám cháy, không gây nguy hiểm cho gia đình và mọi người.
Trường hợp 3. Sau khi ăn bánh ngọt nhà bà A, bạn T đã có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, chóng mặt và được gia đình đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Qua khám, bác sĩ kết luận, bạn A bị ngộ độc thực phẩm phải nằm viện để theo dõi và điều trị. Khi bị điều tra, trước cơ quan công an, bà A thừa nhận đã sử dụng một số loại hoá chất cấm trong chế biến thực phẩm nhằm thu được nhiều lợi nhuận trong kinh doanh.
Câu hỏi:
Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại của các chủ thể trong từng trường hợp trên.
Giải nhanh:
- Trường hợp 1: Ông D làm như vậy là vi phạm pháp luật
- Trường hợp 2: Bạn H chưa vi phạm pháp luật
- Trường hợp 3: Bà A đã vi phạm pháp luật
4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Em hãy đọc trường hợp, tình huống và trả lời câu hỏi
Trường hợp. Anh M được giao nhiệm vụ là nhân viên bảo vệ kho giấy của Công ty X. Anh biết đây là công việc rất quan trọng vì liên quan đến tài sản của công ty và tính mạng của con người. Do đó, để làm tốt công việc của mình, anh M đã nghiên cứu các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ và ghi lại thành một bảng nhiệm vụ để nhắc nhở bản thân thực hiện đúng.
Tình huống. Em của K có thói quen cắm ấm điện đun nước và để đó đi chơi. K đã nhắc nhở nhưng em lại nói: “Ấm điện có chế độ tự ngắt khi sôi nên anh không phải lo”.
a) Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của anh M trong trường hợp trên.
b) Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ giải thích như thế nào để em của K hiểu và sử dụng ẩm điện an toàn?
Giải nhanh:
a) Thái độ và hành vi của anh M trong trường hợp trên đã chủ động và tự giác thực hiện, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật
b) Nếu là K, em sẽ giải thích cho em rằng dù ấm điện có chế độ tự ngắt khi sôi nhưng trong nhiều trường hợp nó vẫn có thể gây cháy nổ
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Theo em, hành vi nào sau đây vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? Vì sao?
A. Chị Y đã đốt phá rừng làm nương rẫy canh tác.
B. Ông T không sử dụng chất nổ trong đánh bắt cá.
C. Bà C ngâm trái cây chất bảo quản không rõ nguồn gốc và bán cho khách hàng.
D. Bạn M tham gia hoạt động tuyên truyền phòng, chống cháy nổ ở địa phương.
Giải nhanh:
A.. Bởi vì hành động đốt phá rừng thuộc các hành vi bị nghiêm cấm
C. Bởi vì việc làm của bà C thuộc danh mục cấm trong hoạt động hóa chất
Bài tập 2: Gia đình H đã nhập một số hoá chất để phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Các hoá chất này dễ cháy, nổ có thể gây nguy hiểm cho mọi người. Tuy nhiên, sau khi mua về, mẹ H để các hoá chất gần khu vực bếp. Thấy vậy, H đã khuyên mẹ nên đưa các hoá chất ra chỗ khác để tránh nguy cơ cháy nổ.
a) Theo em, việc sắp xếp các hoá chất gần khu vực bếp của mẹ bạn H có thể gây ra những hậu quả gì và có vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, các chất độc hại không?
b) Em hãy cho biết việc làm của bạn H đã thực hiện trách nhiệm nào của công dân trong phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.
Giải nhanh:
a) tai nạn cháy, nổ, ô nhiễm môi trường, các chất độc hại, và ngộ độc hóa chất...
Việc làm của mẹ H đã vi phạm quy định của pháp luật
b) Trách nhiệm của công dân là:
- Chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
- Tuyên truyền và nhắc nhở chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ
Bài tập 3: S và K cùng nhau tự chế súng đi săn. Tuy nhiên, do sơ suất, K đã làm nổ súng khiến S bị thương phải đưa đi cấp cứu. Theo em, hành vi của K và S đã vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ?
Giải nhanh:
Chế tạo và sử dụng trái phép vũ khí
Bài tập 4: Anh A là công nhân làm việc tại tổ cơ khí của Công ty X. Khi tiến hành dùng máy hàn thổi lửa để cắt sắt, do không sử dụng các thiết bị bảo đảm an toàn phòng cháy nên lửa vảy hàn bắn vào các vật dụng dễ cháy và lan nhanh ra cả xưởng thiết bị của công ty.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, em hãy nhận xét hành vi của anh A.
Giải nhanh:
Anh A đã không tuân thủ các quy định về an toàn,
Bài tập 5: Em hãy sưu tầm và kể về một tấm gương dũng cảm trong công tác phòng ngừa cháy nổ. Em học tập được gì từ tấm gương đó?
Giải nhanh:
Anh Trung Văn Nam đã dũng cảm cứu cháu bé trong đám cháy. Anh là tấm gương tốt trong xã hội, hành động dũng cảm, tốt bụng.
VẬN DỤNG
Bài tập 1: Em hãy cùng các bạn vẽ tranh/sáng tác thơ/làm áp phích/xây dựng video/clip tuyên truyền hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10).
Giải nhanh:
Bài tập 2: Em hãy chia sẻ những việc làm của bản thân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.
Giải nhanh:
Em nhận thấy, mình đã làm khá tốt công tác phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Bình luận