Đáp án HĐTN 6 Cánh diều chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương
Đáp án chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học HĐTN 6 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÂN ÁI
1. Những câu chuyện về lòng nhân ái
Câu hỏi: Kể lại câu chuyện về lòng nhân ái mà em đã sưu tâm, chứng kiến hoặc là người tham gia.
Cùng thảo luận:
- Theo em, các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn gì?
- Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào?
- Em rút ra điều gì từ những câu chuyện đó?
Đáp án chuẩn:
Chuyện về lòng nhân ái:
Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyện khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.
Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10 km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
3. Giữ gìn truyền thống tương thân tương ái
Câu hỏi: Chia sẻ những câu ca đao, tục ngữ, thành ngữ về lòng nhân ái của con người Việt Nam.
Đáp án chuẩn:
- Một miếng khi đói bằng gói khi no .
- Chia ngọt sẻ bùi
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng .
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Thương người như thể thương thân
5. Cùng nhau vượt khó
Câu hỏi: Trao đổi thông tin về những tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập của lớp hoặc của bạn cùng khối, củng trường.
Để xuất cách thức đẻ hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đáp án chuẩn:
+ Lớp em có bạn Trang là một tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên học tập.
- Cách thức hỗ trợ:
+ Lập hòm quyên góp cho bạn.
+ Trao tặng quần áo, thực phẩm trong các dịp lễ tết, trao tặng học bổng.
6. Lập kế hoạch thiện nguyện
Câu hỏi: Lập kế hoạch cho hoạt động thiện nguyện của lớp đẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn theo gợi ý:
Đáp án chuẩn:
I. KẾ HOẠCH THIỆN NGUYỆN
1. Mục đích
- Kêu gọi và phát huy tinh thần tương thân, tương ái của cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh lớp 6A tới các em học sinh nghèo vùng cao trong việc giúp đỡ, động viên và mang lại cho các em, đồng bào dân tộc miền núi có một mùa xuân thật là ấm áp và tràn đầy ý nghĩa.
- Thông qua hoạt động trên nhằm tuyên truyền, giáo dục học sinh - sinh viên, xây dựng đoàn kết, yêu thương, chia sẻ khó khăn, xây dựng lòng nhân ái, sống thân thiện và luôn quan tâm hướng tới cộng đồng xã hội.
2. Yêu cầu
- Chương trình được triển khai rộng rãi tạo không khí sôi nổi, tinh thần tự nguyện trong toàn thể giáo viên nhân viên và học sinh trong toàn trường đem lại được kết quả cao.
- Thu hút sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể vì mục tiêu chung: Tiếp thêm niềm vui, sức mạnh, ý chí và tinh thần cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường để hi vọng tương lai sau này các em sẽ là những người giúp ích cho xã hội và cho đất nước.
- Thu hút được sự quan tâm của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị tài trợ.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM CHUYẾN ĐI THIỆN NGUYỆN
1. Thời gian: 28, 29/11/2024
2. Địa điểm: Học sinh trường tiểu học vùng sâu Mù Cang Chải – Yên Bái ( sẽ thông báo cụ thể tên trường sau)
3. Nội dung: Trao quà cho các em học sinh nghèo vượt khó (Kế hoạch trao quà sẽ có đính kèm cụ thể gửi các đ/c trước ngày đi tùy vào lượng quyên góp được)
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Quyên góp từ giáo viên và học sinh:
- Quần áo cũ không dùng nhưng lành, sạch, vẫn sử dụng được, đặc biệt là quần áo ấm cho học sinh Tiểu học càng tốt.
- Nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày
- Đồ dùng sinh hoạt hoặc đồ dùng học tập.
- Tiền mặt (Các lớp có thể trích vào quỹ lớp, giáo viên ủng hộ tùy tâm)
2. Thời gian phát động và nhận quyên góp:
- Thời gian phát động: 10.09.2024
- Thời gian nhận quyên góp: Bắt đầu từ 12.09.2024 đến hết ngày 24.11.2024
3. Địa điểm nhận sản phẩm quyên góp:
- Phòng Công đoàn
- Phòng Đoàn Thanh niên
- Tiền mặt của các thành viên và các đồng chí giáo viên ủng hộ nộp chỗ đ/c Thu (Toán)
GIỮ GÌN CHO TƯƠNG LAI
1. Tìm hiểu về truyền thống địa phương
Câu hỏi: Bốc thăm theo nhóm để chọn ngẫu nhiên một trong bón loại thẻ màu dưới đây.
- Kể tên các truyền thống địa phương thuộc lĩnh vực mà em bốc thăm được.
- Lựa chọn một truyền thống và nêu đặc điểm nổi bật của truyền thông đó.
Đáp án chuẩn:
Lĩnh vực Ẩm thực:
- Các truyền thống địa phương thuộc lĩnh vực ẩm thực là: Chả mực Hạ Long, bánh đậu xanh Hải Dương, nhãn Hưng Yên, phở bò Nam Định.
- Truyền thống nấu bánh chưng, bánh dày vào ngày tết
+ Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.
=> Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
2. Giới thiệu về một truyền thống địa phương
Câu hỏi: Mỗi nhóm giới thiệu về một truyền thống của địa phương
Đáp án chuẩn:
Truyền thống lễ hội Carnaval Hạ Long
Nếu có cơ hội du lịch Hạ Long thì nhất định phải phải tham gia lễ hội Carnaval, bởi đây là lễ hội nổi tiếng nhất Hạ Long, được rất nhiều người đón chờ. Tới lễ hội bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí sôi nổi, thưởng thức các màn biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu lớn.
4. Người lưu giữ truyền thống địa phương
Câu hỏi: Hãy chia sẻ về những hoạt động của gia định, dòng họ, thôn, xã, phường.... nơi em sống trong việc góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống của địa phương.
Đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về những người đang góp phần giữ gìn truyền thống.
Đáp án chuẩn:
Ví dụ: Truyền thống quan họ Bắc Ninh
Cách chơi quan họ?
NSƯT- Nghệ nhân quan họ Bắc Ninh Tạ Thị Hình giảng giải khá kỹ về loại hình dân ca mà bà đã theo đuổi cả cuộc đời. Bà Hình bảo: Chơi quan họ phần nào giống một hình thức thi đua, người nào đối được nhiều làn điệu, giọng hát hay hơn thì thắng, có đôi thi với nhau đến hai ngày trời vẫn chưa phân được thua.
5. Giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương
Câu hỏi: Tranh luận về sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Đáp án chuẩn:
+ Giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.
+ Góp phần làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.
6. Truyền thống và thế hệ trẻ
Câu hỏi: Thảo luận về vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Đáp án chuẩn:
- Với sự phát triển xã hội các bạn trẻ có thể tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết.
- Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
7. Thu hoạch sau chủ đề tiếp nối truyền thống quê hương
Câu hỏi: Chia sẻ những thông tin em đã thu hoạch được và cảm nhận của em về các truyền thống của địa phương minh.
Đáp án chuẩn:
+ Truyền thống hát quan họ ở Bắc Ninh quê hương em rất được ưa chuộng.
+ Em cũng đang được bố mẹ cho đi học hát quan họ.
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận