Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm tin học 6 CĐ D bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 6 CĐ D bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Mật khẩu mạnh là mật khẩu:

  • A. gồm ít nhất 8 kí tự trong đó có cả chữ hoa, chữ thường, chữ số và kí tự đặc biệt
  • B. gồm ít  nhất 8 kí tự có chữ cái hoa, chữ cái thường, chữ số
  • C. đặt mật khẩu bất kì theo sở thích của mình sao cho dễ nhớ
  • D. Mật khẩu càng ngắn càng tốt miễn không để ai biết được

Câu 2: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em không nên làm việc nào sau đây:

  • A. Cài đặt phần mềm diệt virus.
  • B. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,...
  • C. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...)
  • D. Thay đổi mật khẩu hằng ngày

Câu 3: Biện pháp nào dưới đây để bảo vệ thông tin cá nhân?

  • A. Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một của sổ từ một trang web lại với  yêu cầu điền thông tin cá nhân.
  • B. Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
  • C. Hạn chế đăng nhập ở các máý tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

  • A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn
  • B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
  • C. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
  • D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên

Câu 5: Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là:

  • A. để chế độ tự động đăng nhập
  • B. để chế độ ghi nhớ mật khẩu
  • C. không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng
  • D. không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng

Câu 6: Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?

  • A. những lời quảng cái đánh vào lòng tham vật chất,..
  • B. tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc
  • C. những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì,...
  • D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng

Câu 7: Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

  • A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì
  • B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn
  • C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó
  • D. Mở video đó và xem

Câu 8: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

  • A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì
  • B.Cho mượn nhưng yêu cầy bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng
  • C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì
  • D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn

Câu 9: Phương án nào sau đây không phải là quy tắc an toàn khi sử dụng Internet?

  • A. giữ an toàn thông tin cá nhân và gia đình
  • B. không được một mình gặp gỡ người mà em chỉ mới quen qua mạng
  • C. im lặng, không chia sẻ với gia đình khi bị đe dọa, bắt nạt qua mạng
  • D. đừng chấp nhận các lời mời vào các nhóm trên mạng mà em không biết.

Câu 10: Việc làm nào không chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp?

  • A. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân đưa lên mạng xã hội,...).
  • B. Không nên sử dụng mạng xã hội.
  • C. Không đăng những thông tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác.
  • D. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước.

Câu 11: Những thông tin nào sau đây là thông tin cá nhân của một học sinh?

  • A. Họ tên, ngày sinh, địa chỉ nhà, số điện thoại di động.
  • B. Tên trường, tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm.
  • C. Sở thích chơi thể thao, sở thích âm nhạc, ảnh chụp
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 12: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trên máy tính của mình?

  • A. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết
  • B. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử
  • C. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sắn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất
  • D. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ

Câu 13: Trang báo điện tử bằng tiếng việt cung cấp những thông tin đáng tin cậy?

  • A. Vnexpress.net
  • B. Vietnamnet.vn
  • C. Dantri.com.vn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh?

  • A. Nguyen_Van_An_2020
  • B. nguyenvanan1234
  • C. An$153624
  • D. Nguyen_Van_An

Câu 15: Thảo là bạn của Vân, có lần Vân gửi cho Thảo ảnh chụp thẻ học sinh để nhờ Thảo làm thủ tục đăng kí tham gia Câu lạc bộ Tin học. Sau đó, trong một lần tranh luận trên mạng xã hội về của thẻ căn cước công dân, Thảo đã vô tình đưa tấm ảnh đó lên. Mặc dù ngày hôm sau Thảo đã xóa đi, nhưng một thời gian sau có kẻ sử dụng những thông tin trên thẻ căn cước công dân để mạo danh Vân lừa đảo người thân của cô một số tiền lớn.

Em hãy cho biết phát biểu đâu là đúng:

  • A. Thảo đã công khai thông tin cá nhân của Vân khi chưa được Vân cho phép.
  • B. Vì Vân chủ động gửi bức ảnh cho Thảo nên Thảo có quyền công khai nó.
  • C. Ảnh chụp không phải là bản gốc, dù có đưa lên mạng cũng không sao.
  • D. Kẻ mạo danh Vân có tội, Thảo không cố ý nên không có lỗi gì cả.

Câu 16: Đâu là mật khẩu mạnh theo đúng tiêu chuẩn các chuyên gia khuyến nghị?

  • A. ThanhHa#145
  • B. hoangThanh12
  • C. ngoc#12345
  • D. thanh1234567

Câu 17: Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay một đoạn phim về em và nói rằng sẽ đưa lên mạng cho mọi người xem. Em không thích hình ảnh của mình bị đưa lên mạng, em có thể làm gì để ngăn cản việc đó?

  • A. Không làm được gì, đoạn phim là của chú ấy quay và chú ấy có quyền sử dụng
  • B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì thì sẽ yêu cầu chú ấy xóa
  • C. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xóa ngay đoạn phim trong máy quay
  • D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với chú ấy không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi họp gia đình.

Câu 18: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

  • A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay
  • B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn
  • C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì chấp nhận kết bạn, không phải thì thôi
  • D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

Câu 19: Trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra độ mạnh của mật khẩu là:

  • A. http://password.kaspersky.com/
  • B. http://tratu.soha.vn/
  • C. https://translate.google.com/?hl=vi
  • D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng

Câu 20: Hoạt động chia sẻ thông tin sau đây an toàn ?

  • A. Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email.
  • B. Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc, với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa  chỉ email của Nam
  • C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
  • D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo