Tắt QC

[Cánh diều] Trắc nghiệm Âm nhạc 6 chủ đề 7: Hòa bình

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Âm nhạc 6 chủ đề 7: Hòa bình - Sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Ai là người viết nhạc và lời thơ cho bài hát Ước mơ xanh:

  • A. Nhạc và lời Đinh Viễn. 
  • B. Nhạc và lời Thảo Linh. 
  • C. Nhạc và lời Phạm Văn Chung. 
  • D. Nhạc và lời Thy Mai. 

Câu 2: Bài hát Ước mơ xanh gồm có mấy đoạn và mỗi đoạn gồm mấy nhịp?

  • A. Gồm 1 đoạn và có 16 nhịp.
  • B. Gồm 2 đoạn (đoạn 1 có 15 nhịp và đoạn 2 có 15 nhịp).
  • C. Gồm 2 đoạn (đoạn 1 có 16 nhịp và đoạn 2 có 16 nhịp).
  • D. Gồm 2 đoạn (đoạn 1 có 16 nhịp và đoạn 2 có 15 nhịp).

Câu 3: Bài ca hòa bình được trích trong tác phẩm nào?

  • A. Bản Giao hưởng số 9
  • B. Bản Giao hưởng số 10
  • C. Bản Giao hưởng số 11
  • D. Bản Giao hưởng số 12

Câu 4: Bản Giao hưởng số 9 có tên gọi khác là gì?

  • A. Nụ cười trẻ thơ
  • B. Ước mơ
  • C. Giao hưởng Niềm vui
  • D. Khúc hát Mùa xuân

Câu 5: Bản Giao hưởng số 9 là một trong những kiệt tác của nhà soạn nhạc nào?

  • A. Mozart
  • B. Beethoven
  • C. Johannes Brahms
  • D. Sebastian Bach

Câu 6: Có mấy loại dấu hóa thường dùng?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3. 
  • D. 4. 

Câu 7: Hạ thấp nốt nhạc xuống nửa cung ta dùng:

  • A. Dấu giáng.
  • B. Dấu thăng.
  • C. Dấu hoàn (bình).
  • D. Dấu hóa theo khóa.

Câu 8: Bài hát Ước mơ xanh có nội dung gì?

  • A. Bài hát nói lên mong muốn của tuổi thơ về một cuộc sống hòa bình trên khắp thế gian.
  • B. Bài hát thể hiện mong ước được sống mãi trong vòng tay yêu thương của bạn bè, người thân trên Trái đất tràn đầy màu xanh. 
  • C. Bài hát thể hiện mong ước sống trong một thế giới không có bạo lực.
  • D. Bài hát thể hiện tình yêu đối với gia đình của bạn nhỏ

Câu 9: Phần bè ở đoạn 2 của bài hát Ước mơ xanh là loại bè gì?

  • A. Bè hòa âm
  • B. Bè phức điệu
  • C. Bè đuổi
  • D. Không có phần bè 

Câu 10: Giai điệu của Bài ca hòa bình được chọn làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu vào năm nào?

  • A. 2000
  • B. 2001
  • C. 2002
  • D. 2003

Câu 11; Trong các buổi sinh hoạt quốc tế, giai điệu này thường được vang lên để khẳng định điều gì?

  • A. Khẳng định về một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
  • B. Khẳng định về một thế giới không có bạo lực và chiến tranh.
  • C. Khẳng định tinh thần bác ái và đoàn kết của nhân loại.
  • D. Khẳng định về một thế giới xanh.

Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hình thức sử dụng dấu hóa?

  • A. Dấu hóa cố định đặt ở sau khóa nhạc (đầu khuông nhạc).
  • B. Dấu hóa bất thường đặt ở trước nốt nhạc, có hiệu lực với các nốt cùng tên đứng trước nó trong phạm vi một ô nhịp. 
  • C. Dấu hóa cố định còn được gọi là hóa biểu.
  • D. Dấu hóa cố định có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc

Câu 13: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu quê ở đâu?

  • A. Bến Tre
  • B. Bình Dương
  • C. Vĩnh Long
  • D. Long An

Câu 14: Khu lưu niệm Nghệ thuật Đơn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng ở tỉnh nào?

  • A. Long An
  • B. Bạc Liêu
  • C. Sóc Trăng
  • D. Bến Tre 

Câu 15: Cải lương được hình thành dựa trên loại hình nghệ thuật nào của Việt Nam?

  • A. Chèo
  • B. Đờn ca tài tử và dân ca
  • C. Hò
  • D. Hát xẩm 

Câu 16: Năm 2014, khu lưu niệm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận danh hiệu gì?

  • A. Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
  • B. Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
  • C. Di tích khảo cổ cấp quốc gia
  • D. Di tích quốc gia đặc biệt 

Câu 17: Bên cạnh tài năng sáng tác, nhạc sĩ Cao Văn Lầu còn sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ nào?

  • A. Đàn tranh, đàn cò
  • B. Đàn nhị, đàn tranh
  • C. Đàn đáy, đàn cò
  • D. Đàn tranh, đàn đáy

Câu 18: Điều làm cho nhân loại nghiêng mình thán phục trước một thiên tai âm nhạc Beethoven khi ông viết Bản Giao hưởng số 9 là:

  • A. Ông đã điếc hoàn toàn. 
  • B. Ông bị bệnh rất nặng. 
  • C. Ông bị mù hoàn toàn. 
  • D. Ông bị mất đi khứu giác.

Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về âm nhạc của Beethoven:

  • A. Tác phẩm của ông chủ yếu là nhạc không lời, nhạc giao hưởng, sonate, …
  • B. Nhạc giao hưởng của ông được xem là những tác phẩm mẫu mực trong âm nhạc cổ điển của nhân loại. 
  • C. Bản giao hưởng số 9 là tác phẩm cuối cùng được chọn làm thông điệp hòa bình và thân ái, được đánh giá là đỉnh cao của văn minh nhân loại. 
  • D. Âm nhạc của ông sâu sắc, chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả. 

Câu 20: Năm 1969, sự kiện đặc biệt gì xảy ra đối với bản Giao hưởng số 9 của Beethoven?

  • A. Bản Giao hưởng số 9 được được chọn làm thông điệp hoà bình và thân ái mà loài người gửi vào dải ngân hà.
  • B. Bản Giao hưởng số 9 được được chọn làm thông điệp hoà bình và thân ái mà loài người gửi vào sao Hỏa.
  • C. Bản Giao hưởng số 9 được các phi hành gia biểu diễn ở trên vũ trụ.
  • D. Bản Giao hưởng số 9 được chọn làm thông điệp hoà bình và thân ái mà loài người gửi vào vũ trụ trong dịp tàu vũ trụ Apolo 11 đổ bộ lên Mặt Trăng.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều