Đề số 6: Đề kiểm tra hóa học 11 Cánh diều bài 19: Carboxylic acid

ĐỀ SỐ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nhóm carboxyl gồm có

  • A. Nhóm hydroxy liên kết với nhóm carbonyl
  • B. Hai nhóm hydroxy liên kết với nhau
  • C. Hai nhóm carbonyl liên kết với nhau
  • D. Đáp án khác

Câu 2: Liên kết O-H trong carboxylic acid phân cực hơn so với alcohol, phenol do

  • A. Nhóm -C=O là nhóm đẩy electron
  • B. Nhóm -C=O là nhóm hút electron
  • C. Nhóm -OH là nhóm hút electron
  • D. Nhóm -OH là nhóm đẩy electron

Câu 3. Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  • A. Cu, CuO, HCl
  • B. NaOH, Cu, NaCl
  • C. Na, NaCl, CuO
  • D. NaOH, Na, CaCO3

Câu 4. Cho 0,1 mol acid hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đkc). Công thức cấu tạo của X là

  • A. (COOH)2
  • B. CH3COOH
  • C. CH2(COOH)2
  • D. CH2=CHCOOH

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): Cho biết khái niệm và công thức chung của carboxylic acid?

Câu 2(2 điểm): a) Khi có cặn màu trắng (thành phần chính là CaCO3) bám ở đáy ấm đun nước, vòi nước, thiết bị vệ sinh,... có thể dùng giấm để loại bỏ các vết cặn này. Hãy giải thích.

b) Các đồ vật bằng đồng sau một thời gian để trong không khí thường bị xỉn màu, dùng khăn tầm một ít giấm rồi lau các đồ vật này, chúng sáng bóng trở lại. Hãy giải thích.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

D

C

 

Tự luận: 

Câu 1

(4 điểm)

Carboxylic acid là các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COOH liên kết với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc –COOH) hoặc nguyên tử hydrogen.

Công thức của các carboxylic acid đơn chức thường được viết dưới dạng thu gọn là RCOOH.

Câu 2

(2 điểm)

a) Trong giấm ăn có acetic acid CH3COOH là acid yếu có khả năng tác dụng với lớp cặn màu trắng CaCO3

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

b) Các đồ vật bằng đồng sau một thời gian để trong không khí thường bị xỉn màu do bị oxi hóa tạo thành các oxide, sau đó màu đồng xỉn sẽ chuyển sang màu xanh dương dưới sự tác động của CO2 và hơi ẩm.

Cu + H2O + O2 + CO2 → CuCO3.Cu(OH)2

Khi dùng khăn tầm một ít giấm (CH3COOH) rồi lau các đồ vật này, chúng sáng bóng trở lại. 

2CH3COOH + CuCO3 →   (CH3COO)2Cu + CO2 + H2O

2CH3COOH + Cu(OH)2 →   (CH3COO)2Cu + 2H2O


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Hóa học 11 CD bài 19 Carboxylic acid, đề kiểm tra 15 phút hóa học 11 cánh diều, đề thi hóa học 11 cánh diều bài 19

Bình luận

Giải bài tập những môn khác