Đề số 6: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 2 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là một liên kết tam giác phát triển?

  • A. Tam giác tăng trưởng Indonesia – Malaysia – Việt Nam (IMV-GT)
  • B. Tam giác biển Nhật Bản – Hàn Quốc – Trung Quốc (JKC)
  • C. Liên kết vùng Mass Rhein giữa Bỉ - Đức – Hà Lan (EMR)
  • D. Liên kết vùng Caribbean giữa Mexico – Haiti – Cuba 

Câu 2: Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của tổ chức nào đã thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động?

  • A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
  • B. Tổ chức Bình đẳng thương mại (OTJ) 
  • C. Tổ chức Tự do thương mại (FTO)
  • D. Tổ chức Hợp tác và phát triển toàn cầu (OGCD)

Câu 3: Về bản chất, toàn cầu hoá kinh tế là:

  • A. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo nên sự tự chủ trong sản xuất và liên kết hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia và các công ty lớn.
  • B. Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển, hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
  • C. Việc đưa tất cả các nước trên thế giới vào làm kinh tế, không để cho mỗi quốc gia hoạt động theo các chính sách của riêng mình, hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
  • D. Việc tạo nên sự công bằng và thúc đẩy lẫn nhau trong hoạt động kinh tế giữa các nước.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về biểu hiện của khu vực hoá kinh tế?

  • A. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24 tổ chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn với những mức độ quan hệ khác nhau. 
  • B. Mỗi quốc gia chỉ được phép là thành viên của một tổ chức liên kết kinh tế.
  • C. Trong các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ngày càng có nhiều hiệp định về kinh tế, chính trị, môi trường,... được kí kết. 
  • D. Thương mại nội vùng giữa các quốc gia trong cùng khu vực ngày càng tăng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày khái niệm và những biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.

Câu 2 (2 điểm): Phân tích ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

B

B

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm):

  • Khái niệm: khu vực hóa kinh tế là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong mỗi khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
  • Biểu hiện:
    • Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…
    • Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau: liên minh kinh tế, hợp tác kinh tế, liên minh thuế quan…

Câu 2 (2 điểm):

* Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới:

  • Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
  • Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực

Bình luận

Giải bài tập những môn khác