Đề số 5: Đề kiểm tra địa lí 11 Cánh diều bài 9 EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cộng đồng châu Âu được thành lập không từ sự hợp nhất của Cộng đồng nào?

  • A. Cộng đồng Than và thép châu Âu
  • B. Cộng đồng Xã hội châu Âu
  • C. Cộng đồng Kinh tế châu Âu
  • D. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu. 

Câu 2: 6 thành viên ban đầu của Cộng đồng châu Âu là:

  • A. CHLB Đức, Pháp, Italy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg
  • B. CHLB Đức, Anh, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
  • C. CHLB Đức, CHDC Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Italy
  • D. Đan Mạc, Hy Lạp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thuỷ Điển

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. EU là trung tâm khoa học – công nghệ lớn của thế giới. Các nước EU “xây dựng Liên minh châu Âu thành một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới”.
  • B. Khoa học công nghệ của EU được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp và an ninh lương thực, môi trường, biến đổi khí hậu, đổi mới và tăng trưởng,... 
  • C. Trong những năm gần đây, thế mạnh về khoa học – công nghệ của EU tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến (nano), công nghệ khoa học đời sống, điện tử vi mô, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ. 
  • D. Những nước có tiềm lực mạnh về khoa học – công nghệ trong EU là: Cộng hoà Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển,...

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Nền kinh tế EU phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động thương mại. 
  • B. Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ do EU tập trung loại bỏ các rào cản thuế quan và thực hiện thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
  • C. Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu. 
  • D. Năm 2021, EU đang dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 61,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 19,6% trị giá nhập khẩu của thế giới

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày khái quát quy mô và lịch sử hình thành của EU

Câu 2 (2 điểm): Ngày 30/6/2019, hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết và có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Việc kí kết hiệp định này với Liên minh châu Âu đã đem lại những cơ hội gì cho Việt Nam?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

A

D

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm):

  • Lịch sử hình thành: Quá trình liên kết giữa các quốc gia châu Âu diễn ra mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
    • Năm 1951: Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu
    • Năm 1957: thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu
    • Năm 1958: thành lập Cộng đồng Nguyên tử châu Âu
    • Năm 1967: Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức trên
    • Năm 1993: với Hiệp ước Ma-xtrích, Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
  • Quy mô:
    • EU có 27 quốc gia thành viên
    • Chiếm 3,1% diện tích và 5,7% dân số thế giới

Câu 2 (2 điểm):

* Việc kí kết hiệp định này với Liên minh châu Âu đem lại cho Việt Nam những cơ hội:

  • Giúp Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19: cơ hội xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, da giày, nông thủy sản,… gia tăng đáng kể.
  • Giúp Việt Nam phát triển an sinh xã hội, tăng cơ hội cạnh tranh cho người lao động: các hoạt động sản xuất được mở rộng dẫn đến cơ hội việc làm cũng tăng.
  • Thu hút các nhà đầu tư ở EU vào thị trường Việt Nam.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch.
  • Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác