Hướng dẫn chi tiết cách tạo module trong drupal

Drupal là một CMS, điều đó có nghĩa là drupal đã hỗ trợ tương đối hoàn chỉnh các chức năng cần thiết của 1 website. Hiện nay, drupal có hơn 33 000 module chức năng. Để làm các web đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng các module có sẵn trên trang drupal là đủ. Tuy nhiên, nếu muốn đi theo con đường phát triển web, bạn cần biết cách viết module. Bài viết sau, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách viết module trong drupal

Hướng dẫn chi tiết cách tạo module trong drupal

Việc sử dụng lại của người khác, cho dù đầy đủ đến cỡ nào thì cũng không bao giờ đáp ứng được yêu cầu website của bạn đề ra. Nếu bạn làm 1 website lớn lớn, viết module là điều bắt buộc. Vậy làm thế nào để viết, để tạo ra module trong drupal? 

Bài viết gồm 2 phần:

  • Các bước để tạo 1 module trong drupal
  • Các file mở rộng trong module drupal

1. Các bước cần thiết để tạo 1 module trong drupal

  • Bước 1: vào sites/all/modules/ tạo 1 folder tên là custom. 
  • Bước 2: trong thư mục vừa tạo sites/all/modules/custom tạo 2 file bắt buộc. Viết module đơn giản chỉ cần 2 file này là đủ
    • custom.info : file này dùng đề khai báo thông tin module bạn cần tạo. Bạn thêm dòng code sau vào file.

 

name = "custom"

description = "Đây là module custom tự viết"

core = "7.x"

package = "DPLDEV"

version = "7.x"

 

    • custom.module: file này dùng để viết các chức năng, các hàm cho website của bạn. custom.module cũng là nơi bạn viết các hook. Ví dụ: website của bạn yêu cầu 1 form để người dùng nhập dữ liệu thì bạn viết như sau:

 

function custom_menu() {

    $items['dulieu'] = array(

        'title' => 'Nhâp dữ liêu',

        'page callback' => 'custom_dulieu',

        'page arguments' => array(1),

        'access arguments' => array('access content'),

        'type' => MENU_NORMAL_ITEM,

        'weight' => 0,

    );

    return $items;

}

 

function custom_dulieu() {

    $form['hoten'] = array(

        '#title' => t('Họ tên của bạn'),

        '#type' => 'textfield',

        '#required' => TRUE,

    );

    $form['submit'] = array(

        '#type' => 'submit',

        '#value' => 'Save',

    );

    return $form;

}

 

Viết xong, bạn lưu lại rồi vào phần module và tiến hành cài module custom vừa viết. Sau khi cài xong, bạn vào đường dẫn: http://localhost/mysite/dulieu và xem kết quả.

Kết quả hiện lên 1 form để bạn viết họ tên. Vậy là bạn đã tạo được 1 module tên là custom rồi đấy. Muốn thực thực hiện thêm chức năng gì thì bạn tiếp tục viết đi nhé

2. Các file mở rộng có thể thêm vào trong module drupal

  • File .js, .css: Trong module bạn vừa tạo, bạn có thể thêm file để style. Bạn tạo thêm 2 file mới: sites/all/modules/custom/style/custom.js và sites/all/modules/custom/style/custom.css. Để gọi chúng thì bạn dùng hook_init để gọi

 

function custom_init() {

    drupal_add_js(drupal_get_path('module','nhansu').'/style/custom.js');

     drupal_add_js(drupal_get_path('module','nhansu').'/style/custom.css');

}

 

  • File .inc, .install, .php, .txt: nói chung các file này có tác dụng là bạn nhóm các chức năng lại cho minh bạch hoặc giải thích thêm về module cho người dùng biết.

 

Kết luận: Viết module trong drupal tương đối đơn giản. Với hướng dẫn này, mình tin rằng, bạn có thể tự viết module cho chính mình. Module đó thực hiện các chức năng mà bạn mong muốn. Với kinh nghiệm làm drupal thì trong hầu hết các module đều có hook. Chính vì vậy, để viết các module lớn lớn các bạn cần nắm vững các hook có sẵn trong drupal nhé. Nếu còn điều nào chưa rõ vui lòng để lại comment. Xin cảm ơn.

Từ khóa tìm kiếm:
  • Cách viết module trong drupal
  • Hướng dẫn viết module trong drupal
  • Làm thế nào viết module drupal
  • Cách tạo module trong drupal

Bình luận