Lý thuyết trọng tâm toán 10 chân trời bài 3: Phương trình quy về bậc hai

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 3 Phương trình quy về bậc hai. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

CHƯƠNG VII. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

BÀI 3. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI

1. PHƯƠNG TRÌNH DẠNG $\sqrt{ax^{2}+bx+c}$=$\sqrt{dx^{2}+ex+f}$

HĐKP1:

Thay x = 2 và x = -4 vào phương trình ta thấy nó thỏa mãn phương trình. Vậy x = 2 và x = -4 là nghiệm của phương trình 

Mặc dù kết quả đúng nhưng  lời giải trên thiếu bước thử nghiệm lại kết quả

Kết luận:

- Để giải phương trình $\sqrt{ax^{2}+bx+c}$=$\sqrt{dx^{2}+ex+f}$ ta làm như sau:

Bước 1: Bình phương hai vế của phương trình để được phương trình 

ax$^{2}$+bx+c = dx$^{2}$+ex+f.

Bước 2: Giải phương trình nhận được ở Bước 1.

Bước 3: Thử lại xem các giá trị x tìm được ở Bước 2 có thỏa mãn phương trình đã cho hay không và kết lụận nghiệm.

Ví dụ 1: SGK – tr15

Thực hành 1:

$\sqrt{31x^{2}-58x+1}$=$\sqrt{10x^{2}-11x-19}$

=> 31x$^{2}$-58x+1=10x$^{2}$-11x-19

21x$^{2}$-47x+20=0

x=$\frac{4}{7}$ hoặc x=$\frac{5}{3}$

Thay lần lượt x vào phương trình ta thấy cả 2 nghiệm đều thỏa mãn phương trình

2. PHƯƠNG TRÌNH DẠNG $\sqrt{ax^{2}+bx+c}$=dx+e

HĐKP2:

Thay lần lượt các giá trị của x vào phương trình ta thấy cả hai đều thỏa mãn.   

Mặc dù kết quả đúng nhưng  lời giải trên thiếu bước thử nghiệm lại kết quả.

Kết luận:

- Để giải phương trình $\sqrt{ax^{2}+bx+c}$=dx+e, ta làm như sau:

Bước 1: Bình phương hai vế của phương trình để được phương trình  ax$^{2}$+bx+c = (dx+e)$^{2}$.

Bước 2: Giải phương trình nhận được ở Bước 1.

Bước 3: Thử lại xem các giá trị x tìm được ở Bước 2 có thỏa mãn phương trình đã cho hay không và kết lụận nghiệm.

Ví dụ 2: SGK – tr15

Thực hành 2:

$\sqrt{3x^{2}+27x-41}$=2x+3 

⇒3x$^{2}$+27x-41=(2x+3)$^{2}$ 

⇒3x$^{2}$+27x-41=4x$^{2}$+12x+9 

x$^{2}$-15x+50=0 

<=> x=10 hoặc x=5  

Thay lần lượt các giá trị trên vào phương trình đã cho, ta thấy x = 5 và x = 10 đều thỏa mãn.

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x = 10 hoặc x = 5.

Vận dụng:

Vận dụng:

Xét tam giác vuông CBO có: ($\widehat{CBO}$=90$^{\circ}$)

CO$^{2}$=CB$^{2}$+BO$^{2}$=(x-1)$^{2}$+x$^{2}$=2x$^{2}$-2x+1 (ĐL Pytago)

⇒CO=$\sqrt{2x^{2}-2x+1}$ 

Xét tam giác vuông ABO có: ($\widehat{BAO}$=90$^{\circ}$)

BO$^{2}$=BA$^{2}$+AO$^{2}$ (ĐL Pytago)

⇒AO$^{2}$=BO$^{2}$-BA$^{2}$ 

=x$^{2}$-(x-1)$^{2}$ 

=2x-1 

⇒AO=$\sqrt{2x-1}$

a) OC = 3.OA

$\sqrt{2x^{2}-2x+1}$=3.$\sqrt{2x-1}$ (x > 1)

2x$^{2}$-2x+1=9.(2x-1) 

2x$^{2}$-20x+10=0 

=> x=5+2$\sqrt{5}$ (thỏa mãn điều kiện x > 1) hoặc x=5-2$\sqrt{5}$ (loại do x>1)

=> OB = 5+2$\sqrt{5}$-1 = 4+2$\sqrt{5}$  cm

b) OC=$\frac{5}{4}$OB

$\sqrt{2x^{2}-2x+1}$=$\frac{5}{4}$.x 

2x$^{2}$-2x+1=$\frac{25}{16}$.x${2}$ 

$\frac{7}{16}$x$^{2}$-2x+1=0 

x=4 (thỏa mãn x >1) hoặc x=$\frac{4}{7}$ (loại do x>1)

=> OB = 3 cm

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 10 CTST bài 3 Phương trình quy về bậc hai, kiến thức trọng tâm toán 10 chân trời sáng tạo bài 3 Phương trình quy về bậc hai, Ôn tập toán 10 chân trời bài 3 Phương trình quy về bậc hai

Bình luận

Giải bài tập những môn khác