Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Từ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông, hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp thời Lê sơ là:

  • A. Nhiệm cử.
  • B. Tiến cử.
  • C. Bảo cử.
  • D. Khoa cử.

Câu 2. Điểm đặc biệt trong chính sách cải cách ở địa phương dưới thời vua Minh Mạng là:

  • A. Cải tổ hệ thống Văn thư phòng.
  • B. Thành lập Nội các và Cơ mật viện.
  • C. Chia đất nước thành các tỉnh.
  • D. Văn bản hành chính được quy định chặt chẽ.

Câu 3. Với cuộc cải cách của Ming Mạng, hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình nhà Nguyễn gồm:

  • A. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
  • B. Nội các, Ngự sử đài, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
  • C. Khâm thiên giám, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
  • D. Cơ mật viện, Thượng thư sảnh, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.

Câu 4. Nội dung của chế độ Hồi tỵ là:

  • A. Những người thân không được sống cùng một chỗ.
  • B. Những người thân không được làm cùng một công việc.
  • C. Những người thân không được giới thiệu nhau làm quan.
  • D. Những người thân không được làm quan cùng một chỗ.

Câu 5. Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương dưới đây là kết quả của cuộc cải cách nào?

 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 5

  • A. Cải cách của vua Minh Mạng.
  • B. Cải cách của Hồ Quý Ly.
  • C. Cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  • D. Cải cách của vua Quang Trung.

Câu 6. Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ mới rộng lớn, kéo dài từ:

  • A. Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
  • B. Lai Châu đến mũi Cà Mau.
  • C. Thái Nguyên đến mũi Cà Mau.
  • D. Cao Bằng đến mũi Cà Mau.

Câu 7. Trước cuộc cải cách Minh Mạng, tình hình an ninh – xã hội ở các địa phương như thế nào?

  • A. Rối loạn trên quy mô lớn.
  • B. Được kiểm soát chặt chẽ.
  • C. Thường xuyên có nội chiến, mâu thuẫn.
  • D. Có nhiều bất ổn.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung bộ máy cải cách chính quyền trung ương dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Trong số các cơ quan được thành lập mới, Nội các, Đô sát viện và Cơ mật viện có vai trò quan trọng đặc biệt.
  • B. Trong quá trình vận hành của bộ máy chính quyền trung ương theo mô hình mới, quyền lực tập trung vào tay nhà vua, chế độ giám sát được chú trọng và tăng cường.
  • C. Kế thừa mô hình của triều đại Lê sơ kết hợp với việc học tập có cải biến mô hình của nhà Minh và nhà Đường, Minh Mạng từng bước hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương.
  • D. Dưới thời Minh Mạng, các cơ quan chuyên môn quan trọng trong triều đình tiếp tục được kiện toàn hoàn chỉnh về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

Câu 9. Có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao dưới thời vua Minh Mạng là:

  • A. Đô sát viện.
  • B. Nội các.
  • C. Khâm thiên giám.
  • D. Cơ mật viện.

Câu 10. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, cơ quan trở thành cơ quan chức năng cao cấp chủ chốt trong bộ máy triều đình, do nhà vua trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước nhà vua là:

  • A. Lục bộ.
  • B. Lục khoa.
  • C. Lục tự.
  • D. Thông Chính ty.

Câu 11. Điểm khác nhau về mục đích giữa cải cách Minh Mạng với cải cách của Lê Thánh Tông là:

  • A. Tăng cường quyền lực của Nho giáo trong quản lí nhà nước.
  • B. Xây dựng một đất nước rộng lớn, cường thịnh, bền vững, lâu dài.
  • C. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay nhà vua.
  • D. Hạn chế quyền lực ở các địa phương.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách quân điền?

  • A. Được vua Lê Thánh Tông ban hành năm 1477.
  • B. Ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tứ phẩm theo quy chế thống nhất.
  • C. Phân chia ruộng đất cho người tàn tật, phụ nữ góa, trẻ mồ côi.
  • D. Phân chia ruộng đất công quan lại, binh lính, dân đinh.

Câu 13. Đoạn tư liệu dưới đây nói về nội dung gì?

“Bộ máy nhà nước và các quy chế của nó do Lê Thánh Tông xây dựng đã được duy trì trong nhiều thế kỉ và đã đánh dấu một thời thịnh trị trong lịch sử chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam”.

(Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam,

NXB Thế giới, Hà Nội, 2009, tr.807)

  • A. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Đại Việt có những biến đổi sâu sắc.
  • B. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn đỉnh cao, đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.
  • C. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đưa đến sự xác lập chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị.
  • D. Bộ máy nhà nước Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn.

Câu 14. Đoạn tư liệu dưới đây nói lên điều gì về kết quả của cuộc cải cách Minh Mạng?

“Duy ta nghĩ: các hạt Bắc Kì, năm trước, trộm cướp tràn lan, sau khi chia tỉnh, đặt quan ngày dần yên ổn”.

(Lời bàn của Minh Mạng, trích trong Quốc sử quán triều Nguyễn,

Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục Hà Nội, 2004, tr.467)

  • A. Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau.
  • B. Sự nỗ lực của triều Nguyễn trong quản lí đất nước.
  • C. Tình hình an ninh – xã hội ở các địa phương có những chuyển biến theo hướng tích cực.
  • D. Tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.

Câu 15. Những biến đổi lớn nổi bật trong đời sống kinh tế, văn hóa của Đại Việt từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là:

  • A. Sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
  • B. Sự phát triển của nền kinh tế làng xã và sự phổ biến của tư tưởng Nho giáo.
  • C. Sự thịnh đạt của nền kinh tế hàng hóa và sự phổ cập của tư tưởng Nho giáo.
  • D. Sự phồn thịnh của nền kinh tế nông nghiệp và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.

Câu 16. Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?

  • A. Hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến quân chủ.
  • B. Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao.
  • C. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
  • D. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.

Câu 17. Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là luật Hồng Đức) được hoàn chỉnh và ban hành trên cơ sở bộ luật khởi thảo từ thời vua:

  • A. Lê Thái Tông.
  • B. Lê Nhân Tông.
  • C. Lê Hiến Tông.
  • D. Lê Thái Tổ.

Câu 18. Chủ trương nào của Lê Thánh Tông được nhắc đến trong đoạn tư liệu dưới đây?

“Theo đó, suốt những năm trị vì đất nước, nhà vua cho triển khai nhiều chủ trương, biện pháp như chuyên môn hóa các cơ quan quản lý; đặt ra chức quan mới: Quan hà đê là chức quan chăm lo việc đắp đê, bảo vệ đê, giữ nước để tưới tiêu ruộng đồng và phòng, chống bão, lũ lụt”.

  • A. Trị thuỷ và làm thủy lợi.
  • B. Lập đồn điền.
  • C. Di dân và khẩn hoang.
  • D. Chấn hưng nông nghiệp.

Câu 19. Mục đích của cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là gì?

  • A. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
  • B. Hoàn thiện bộ máy nhà nước.
  • C. Ổn định tình hình chính trị để phát triển kinh tế.
  • D. Tăng cường tiềm lực, đối phó với giặc ngoại xâm.

Câu 20. Điểm khác biệt cơ bản trong nội dung cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX so với cuộc cải cách Lê Thánh Tông thế kỉ XV là gì?

  • A. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ.
  • B. Việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.
  • C. Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
  • D. Địa phương hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

Câu 21. Đâu không phải là một trong những nghi thức những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh?

  • A. Lễ xướng danh.
  • B. Vinh quy bái tổ.
  • C. Lễ truyền lô, ban yến.
  • D. Khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Câu 22. Một trong những di sản to lớn của cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX còn giá trị đến ngày nay là:

  • A. Chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
  • B. Cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh.
  • C. Chế độ “ hồi ty” mở rộng.
  • D. Phân chia quyền lực cấp dưới thành lục Bộ.

Câu 23. Ông được coi là vị vua “sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược”. Ông là ai?

  • A. Minh Mạng.
  • B. Quang Trung.
  • C. Lý Thường Kiệt.
  • D. Lê Thánh Tông.

Câu 24. Đâu không phải là một trong những cơ quan chuyên môn quan trọng trong triều đình dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Thái y viện.
  • B. Quốc Tử Giám.
  • C. Khâm Thiên Giám.
  • D. Khu mật viện.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày nội dung cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông.
  • b. Em có nhận xét gì về chính sách cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông?

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Mạng có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

C

A

D

C

A

D

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

A

B

B

B

C

A

D

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

D

A

C

C

C

D

D

B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

 a. Nội dung cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông:

- Ở trung ương: cải cách theo hướng hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua, tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan.

+ Nhiều cơ quan, chức quan cũ bị bãi bỏ (có nhiều quyền lực).

+ Vị trí và vai trò của các chức quan đại thần suy giảm so với trước.

+ Mọi công việc trong triều đình tập trung về Lục bộ do nhà vua trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước nhà vua, chịu sự giám sát của Lục khoa tương ứng.

+ Trong triều đình có Lục tự, phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể; các cơ quan chuyên môn được tổ chức và quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ.

- Ở địa phương: tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện/châu, xã.

+ Chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm 1471 lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên: Đô ty, Thừa ty, Hiến ty.

+ Bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ; thiết lập hệ thống phủ, huyện/châu, xã, hệ thống chức quan đứng đầu phủ, huyện, châu, xã.

+ Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc. Quy định chế độ tuyển dụng, phẩm trật, lương bổng, khen thưởng, kỉ luật với quan lại.

+ Quy định thể thức công văn, giấy tờ, trang phục, lễ nghi triều đình. Sử dụng khoa cử là hình thức tuyển chọn nhân sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp.

b. Nhận xét về chính sách cải cách bộ máy hành chính của vua Lê Thánh Tông:

- Tập trung tuyệt đối quyền lực nhà nước vào trong tay nhà vua.

- Loại bỏ một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian.

- Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền, nâng cao trách nhiệm.

- Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan.

Câu 2:

Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách Minh Mạng có thể vận dụng, kế thừa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:

- Nguyên tắc “trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiểm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. 

- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

- Hạn chế tình trạng cục bộ, bè phái, quan lại câu kết với nhau trong những vấn đề nhạy cảm của nền hành chính, như: tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, câu kết tham nhũng,...  

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 cánh diều, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác