Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 2

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

  “Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. 

 - Chiếc xe này của bạn đấy à? Cậu bé hỏi. 

 - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. 

 - Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. 

 - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: 

 - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. 

(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Cậu bé ước được trở thành người anh thế nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh chị câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa gì?

Câu 4 (1.0 điểm): Xác định thông điệp của văn bản trên.

B. PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về câu nói “Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn”.

Câu 2 (5.0 điểm): Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ vừa vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống vừa mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay.

Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ Sóng, anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự, biểu cảm

Câu 2:

- Cậu bé mơ ước được trở thành người anh: - Cậu bé mơ ước được trở thành người anh:

+ Mang niềm vui và tự hào cho người em. + Mang niềm vui và tự hào cho người em.

+ Người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho người em. + Người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho người em.

+ Trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương… + Trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương…

Câu 3:

Câu văn trên có ý nghĩa:

+ Cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào. + Cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào.

+ Cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình trở thành hiện thực. + Cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.

+ Cậu bé nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng chiếc xe lăn cho người em tật nguyền. + Cậu bé nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng chiếc xe lăn cho người em tật nguyền.

Câu 4:

Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là đối với những người bất hạnh tật nguyền để họ có được sự bình đẳng như mọi người.

  • B. PHẦN VIẾT

Câu 1:

Cuộc sống của bạn có bao giờ bạn muốn phó mặc nó cho người khác quyết định hay không? Tôi nghĩ rất nhiều người trong chúng ta đều không mong muốn điều này. Chính vì thế chúng ta hãy chủ động trong cuộc sống và “Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn”. Phép màu là do Thần, Phật tạo ra mang lại niềm hạnh phúc, giúp đỡ con người vượt qua khốn cảnh, để có một cuộc sống tốt hơn. Phép màu thường gắn với những câu chuyện cổ tích không có thật thế nên câu nói khuyên nhủ chúng ta thức tỉnh rằng hạnh phúc không nhờ phép màu hoặc ai đó đem đến cho mà phải do ta nỗ lực, cố gắng tạo dựng nó từng ngày. Hạnh phúc vốn dĩ chẳng phải điều gì xa xôi hay khó có thể với tới cả, chỉ cần chúng ta chịu nhìn nhận nó thật giản đơn và chân thành. Mỗi chúng cần có riêng cho mình một ước mơ, một đam mê, một lý tưởng sống, từ đó lấy cơ sở làm động lực để cố gắng, phấn đấu hết mình, vun đắp từ từ. Trong quá trình vun đắp kiếm tìm hạnh phúc bằng chính nỗ lực của bản thân, chúng ta sẽ được nếm trải nhiều bài học đường đời rất quý giá, mà không một trường lớp nào dạy cho chúng ta biết. Tất thảy những điều ấy đều là hạnh phúc, thứ hạnh phúc nhỏ nhoi, giản đơn ở ngay bên cạnh chúng ta. Cuộc sống của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta phải do chính đôi tay chúng ta tạo nên, chứ không thể trông đợi vào người khác ban tặng hoặc đợi chờ vào những may mắn bất ngờ được. Phải tự tay tạo ra thành quả và tận hưởng thành quả ấy chúng ta mới có thể cảm nhận hết được giá trị của hạnh phúc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phê phán những con người lười biếng chỉ biết trông chờ vào số phận sắp đặt, không có lý tưởng, không có kế hoạch sống, cuộc đời luôn chìm vào những ước mơ viển vông màu hồng. Nhận thức được những điều trên, chúng ta hãy sống hết mình, nỗ lực vươn lên, biết trân trọng cuộc sống để sớm thấy được phép nhiệm màu mà cuộc sống mang lại.

Câu 2:

Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca hiện đại Việt Nam. Có lẽ đối với người đã hoặc đang yêu, chỉ cần khi nhắc đến hai chữ “Tình yêu” là chúng ta không khỏi bận lòng nghĩ đến mối tình nào đó, người mà luôn ẩn sâu trong trái tim của mình. Chắc hẳn chỉ có ai được yêu và đã từng trải qua tình yêu mới thấy hết được những cung bậc mà tình yêu đem lại: hồi hộp, lo lắng, ghen tuông, hi vọng và nỗi khắc khoải nhớ nhung… tất cả đều đan xen, trộn lẫn khó phân tách. Bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1967 in trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968 là một bài thơ đã diễn tả hết mọi cung bậc tâm trạng ấy của những con người đang yêu. Đó là tiếng lòng của người phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, khao khát mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa. Đã có nhận định về tác phẩm: “ Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng “Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống”. Nếu nhìn qua chúng ta tưởng là hai ý kiến trái chiều nhưng nằm sâu trong mạch ngầm cảm xúc thì hai ý kiến đều bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Ý kiến thứ nhất: “Sóng thể hiện quan niệm rất mới mẻ về hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Sự “ hiện đại” trong tình yêu chính là việc vượt qua khỏi những quy định ngặt nghèo ràng buộc của lễ giáo phong kiến để tự do khẳng định tình cảm, bộc lộ “cái tôi” khát vọng trong tình yêu một cách chủ động và luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình yêu. Ý kiến thứ hai: “Sóng thể hiện về quan niệm tình yêu mang tính truyền thống”. Sự “truyền thống” trong tình yêu biểu hiện trong sự thủy chung, son sắt gắn liền với nỗi nhớ nhung da diết, một lòng hướng đến người mình yêu. Hai ý kiến trên đã được Xuân Quỳnh thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Sóng”. Đó là tình yêu của một người phụ nữ vừa truyền thống lại vừa rất hiện đại.

Bài thơ được Xuân Quỳnh xây dựng nên bỏi hai hình tượng nhân vật trữ tình đó là hình tượng “sóng” và hình tượng “em”. Hai hình tượng này thực chất là sự phân thân, hóa thân của tác giả. Xuân Quỳnh mượn hiện tượng sóng biển để soi vào nhịp lòng mình, nhịp đập của con tim đang rung lên đồng điệu với nhịp sóng, đang bùng dậy những khát khao mãnh liệt trong tình yêu.

Trước hết, bài thơ Sóng là tiếng nói của một “cái tôi” tình yêu mới mẻ, hiện đại.  Đó là thứ tình yêu mang trong mình những trạng thái đối cực mâu thuẫn:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Tình yêu cũng như song biển vậy, lúc biển động phong ba sóng “dữ dội – ồn ào”, khi trời yên biển lặng sóng “dịu êm – lặng lẽ”.Tâm trạng của người con gái khi yêu cũng thế, luôn mang trong mình những trạng thái tình cảm khác thường: lúc giận dữ hờn ghen, khi dịu dàng sâu lắng. Nhưng tất cả những mâu thuẫn ấy đều là những biểu hiện khác nhau của một trái tim đang yêu chân thành, mãnh liệt. Cho nên có thể nói: “Tình yêu luôn có những quy luật mà lý trí không thể lý giải được”, chúng ta chỉ có thể lý giải nó bằng tình cảm, bằng trái tim đang yêu.

Tình yêu hiện đại của Xuân Quỳnh được bộc bạch một cách táo bạo nhưng hết sức tự nhiên, sẵn sàng vượt qua mọi những cản trở mà “vượt rào” đi đến với những tâm hồn đồng điệu:

 “Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Cũng như sóng biển vậy, sóng sẵn sàng vượt qua mọi chiều kích chật hẹp mà vươn tới biển rộng bao la thì người con gái khi yêu cũng dám bất chấp tất cả để hướng tới một tình yêu đồng cảm, để vươn tới một tình yêu đích thực, vững bền. Ta thấy một quan niệm hoàn toàn mới mẻ về tình yêu của Xuân Quỳnh. Nếu như người phụ nữ trong tình yêu ngày xưa luôn thể hiện sự nhẫn nhực, cam chịu, chờ đợi:

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Hay sau này Thúy Kiều có dám chủ động gặp Kim Trọng bằng hành động “Săm săm băng lối vườn khuya một mình” nhưng với quan niệm phong kiến chặt chẽ, Thúy Kiều vẫn chưa dám khẳng định được như Xuân Quỳnh “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”. Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh dám dứt khoát từ bỏ nói tù túng, chật hẹp để đến với cái bao la, khoáng đạt, phù hợp với khát vọng và tình yêu mà mình mong muốn.

Người con gái ấy thật chủ động, thật tự tin sống cháy bỏng hết mình cho một tình yêu đẹp, dâng hiến hòa nhập tình yêu cá nhân của mình vào tình yêu cuộc đời. Ấy là khi nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc đời tình yêu và khát vọngt tình yêu:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Đó là một niềm tin bất diệt vào tình yêu. Nữ thi sĩ đã lấy chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian để đo đếm tình yêu hạnh phúc. Niềm nguyện ước khát vọng của em về một tình yêu bền vững muôn thưở. Ấy là em muốn được “tan ra” hóa thân thành “trăm con sóng” trên biển lớn tình yêu nhân loại để rì rào vỗ, xôn xao reo mãi mãi sống trong một tình yêu cuộc đời.

Bên cạnh một tình yêu hiện đại, bài thơ “Sóng” còn bộc lộ một tình yêu truyền thống. Đó là tình yêu gắn liền với nỗi nhớ ( Khổ 5)

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Cũng giống như người phụ nữ xưa, Xuân Quỳnh bộc lộ một tình yêu gắn liền với nỗi nhớ mong da diết, khắc khoải yêu thương. Viết về nỗi nhớ, người phụ nữ xưa đã từng bộc bạch qua những câu ca dao đậm đà tình cảm:

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai”

Hay:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

Đúng vậy, tình yêu thì luôn gắn liền với nỗi nhớ. Làm sao yêu mà lại không nhớ, không mong. Nỗi nhớ trong tình yêu là một nỗi nhớ da diết nhất, cháy bỏng nhất và cồn cào nhất. Nhưng ca dao đã vậy, còn ý thơ viết về nỗi nhớ của Xuân Quỳnh mới thực sự diễn tả được hết cũng bậc của nội niềm nhớ mong. Có thể nói, nếu như sóng tạo nên sự tồn tại của biển thì nỗi nhớ là sự sống bất diệt trong tình yêu. Nỗi nhớ ấy của Xuân Quỳnh nó mãnh liệt đến mức bao trùm cả không gian chiều sâu, chiều rộng, bao trùm cả thời gian và thậm chí còn thường trực xúât hiện cả khi thức, khi ngủ. Nỗi nhớ mong được Xuân Quỳnh gửi gắm qua hình tượng “sóng nhớ bờ” dường như vẫn chưa đủ, chưa thỏa nên tác giả đã trực tiếp diễn tả bằng suy nghĩ của mình qua nhân vật trữ tình “em”:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Cũng như người phụ nữ truyền thống trong tình yêu, với Xuân Quỳnh tình yêu phải luôn gắn liền với sự thủy chung son sắt:

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương”

Sự thủy chung son sắt ấy đã được Xuân Quỳnh diễn tả bằng cách nói ngược : “xuôi về phương bắc / ngược về phương nam”. Qua đó nhà thơ muốn khẳng định, tình yêu của mình hướng đến người mình yêu không chỉ có ở hai phía “Bắc – Nam” mà còn bao trùm cả bốn phương, tám hướng, bất cứ ở đâu “em” cũng nguyện thủy chung son sắt. Chính vì thế hai tiếng “một phương” đặt ở cuối câu kết hợp dấu gạch nối như một lời thề thiêng liêng của một tâm hồn một lòng hướng về một phương duy nhất là “phương anh”.

Tình yêu truyền thống là thứ tình yêu luôn đòi hỏi một chỗ dựa vững chắc trong một mái ấm gia đình. Vì thế, cũng không nằm ngoại lệ, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng khát khao hướng đến tổ ấm gia đình bằng một niềm tin hi vọng vào tương lai tươi sáng:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Nếu như sóng phải trải qua bao bão tố đến đến được tới bờ thì em cũng nguyện được như sóng, sẵn sang bất chấp sự vất vả, đạp đổ mọi chông gai thử thách để đến bên anh, đến với tâm hồn đồng điệu. Bởi anh mãi mãi là điểm về, là cái đích hạnh phúc của cuộc đời em. Đó là một quan niệm mang tính nhân văn sâu sắc, tình yêu luôn luôn gắn liền với một mái ấm hạnh phúc nhỏ bé của cuộc đời mỗi con người.

Như vậy, qua hình tượng sóng biển, Xuân Quỳnh đã diễn tả hết sức độc đáo quan niệm về tình yêu của phái mình. Đó là tình cảm của một tâm hồn vừa mang trong mình một quan niệm hiện đại, mới mẻ dám chủ động khẳng định tình cảm của bản thân lại vừa là thể hiện một tâm hồn của một tình yêu truyền thống: gắn bó, thủy chung và son sắt. Vì thế bài thơ “Sóng” là tiếng nói chung , nói hộ nỗi lòng của người con gái khi yêu. Hai ý kiến nhận định tuy trái ngược nhau nhưng lại bổ sung và soi chiếu cho nhau.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Ngữ văn 11 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác